28 tháng 4, 2011

Càm ràm cuối tuần: CHUYỆN "ĐỔI GIỐNG" - "Phở 88"



Tiếng Việt miền Nam tuy có "xuề xòa" nhưng giống nào ra giống nấy được thể hiện bằng 2 từ: CON và CÁI rất rõ ràng.
Vật gì cố định, nằm cứng đơ,... muốn xê dịch mà cần bàn tay "đàn ông" thì gọi là CÁI: cái bàn, cái ghế, cái TV, cái điện thoại, cái nón, cái hồ, cái bàn ủi,... (Vịt SG xin hiểu tới đây thôi nghen). Vật gì tự nó di động hoặc do yếu tố bên ngoài làm cho nhúc nhích thì gọi là CON: con sông, con rắn, con cá, con chim,... (Vịt SG hiểu tới đây thôi nghen). Nhưng cùng chứa nước mà tại sao gọi cái hồ, con sông... cái thì nằm yên (uống heineken????), con thì phải chảy lượn vòng vòng.
Nhưng có đôi khi phải đổi "giống" nghe mới đã, như nữ hát: "Chưa gặp Em, tôi vẫn nghĩ rằng,..." thì ghe chán quá (?), bây giờ đổi lại: "Chưa gặp Anh, tôi vẫn nghĩ rằng...' (nghe có kỳ không?), nghĩ gì đó em???? Có chàng bán Phở đẹp như trăng.... à???????  :lol: 
Tôi tưởng tượng, có lúc mấy chị ca sĩ ngẫu hứng hát cho đủ câu, đúng nốt nên đổi giống "đực" (anh) ra giống "cái" (em), cứ tưởng mình là ca sĩ nữ (female) khi hát phải đổi "giống" để diễn tả tâm sự của vai chính trong bản nhạc như là nhân vật "giống" cái. Thí dụ :
- Bản không bao giờ ngăn cách của Trần Thiện Thanh: "Anh về với em rồi anh lại đi..." đổi nè: "Em về với anh rồi em lại đi...", anh đang đi lính mà... về phép mà... chớ bộ em trốn chồng ghé thăm anh sao????? 
- Bản chuyện hẹn hò của Trần Thiện Thanh: "Em mới yêu lần đầu mà anh đã yêu lần sau..." đổi giống đi biết liền. :lol: 
Trước khi ngồi gõ bài nầy, tui cũng cố gắng ngồi nghe một vài ca sĩ nữ là "chuyên gia" về đổi giống như Khánh Hà, Lệ Thu, Thanh Tuyền........
Lệ Thu trong CD "khúc tango sầu" có bản "Lần đầu cũng là lần cuối... bả sửa anh ra em, em ra anh túi bụi....
"Kìa một chiếc xe hoa đang chờ anh đó, một đóa hoa như đón như mời, anh về đi, anh về đi mừng ngày vu quy....Ngày mai anh lên xe hoa..." hay bài Sang ngang: "Thôi nín đi anh... mai bước sang ngang (tạm dừng).
Khánh Hà trong CD những tình khúc TCS & Vũ thành An, bả sửa 2 bài: một ngày nào cho tôi gặp lại em thành lại anh... lời nhạc đã đổi giống: một ngày nào cho tôi gặp lại anh, đôi môi đó đến nay còn nồng... trời ơi môi của BQ toàn là rượu và thuốc lá không... thì làm sao mà nồng được. Rồi kế đó là bản: "Bài không tên cuối cùng... đã đổi giống "mưa bên nàng có làm anh khóc... cái nầy có lẽ ông Vũ Thành An là đồng bào Thượng quá, ổng đi ở rể... Kế đó là bài Hạ trắng... hỏng sửa được Thank God (sẽ trở lại phần sau). Có những bài hát người nhạc sĩ (nam) có tâm sự buồn, ổng viết cho ổng, các chị có thể mặc quần tây, có thể thắc cà vạt... nhưng né những bài nầy cho rồi.
Khi xưa ta bé, nghe bản "nhà anh, nhà em" có biết gì đâu?? Bây giờ... sau buổi ăn tối mà em hỏi nhà anh... nhà em.... thì... ối giời ơi!!! nhà đứa nào gần thì vô lẹ lên nào... ở đó mà hỏi!
(Trở lại bản Hạ trắng: trước khi nghe bản nầy tui hồi hộp muốn chết, hỏng biết bả có sửa gì không??? Một giai thoại về Hạ trắng: Mùa hè TCS bị sốt, mê man, tỉnh dậy... thấy một bó hoa dạ lý hương, chính cái mùi thơm dạ lý làm chàng mê đi, bó hoa dạ lý do người con gái mang đến... Một hôm TCS đi thăm bố của người bạn sắp chết.... do sự nhớ nhung người vợ vừa qua đời, ông bỏ ăn nhịn uống để đi theo bà... nên có "áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau" Bởi vậy trong Hạ trắng lãng đãng đâu đó người con gái, giấc mơ, thủy chung,...). Nói gì thì nói, nhưng bản nầy cả 2 phe cùng né cho đỡ rắc rối. Còn nhạc Lam Phương: "Nhiều đêm chăn gối, bên người không quen biết, nhưng tim (anh,em ) vẫn thấy cô đơn... "giống" nào hát thì cũng chết! 
(Kỳ tới sẽ càm ràm về những cái sến, cái ngớ ngẩn của các ông bà nhạc sĩ)
"PHỞ 88" - 14/8/2010
PHẢN HỒI
1/:rollin: :rollin: :rollin: :rollin: :rollin: :rollin: HH
2/ :rollin: 
Trích dẫn:
....kìa một chiếc xe hoa đang chờ anh đó, một đóa hoa như đón như mời, anh về đi, anh về đi mừng ngày vu quy..... ngày mai anh lên xe hoa.... hay bài Sang ngang: thôi nín đi anh ...... mai bước sang ngang (tạm dừng).
Đổi kiểu nầy kẹt cho mấy anh, chà chà! nghĩ tới cảnh có cô nào khóc sướt mướt bảo với tôi rằng có chiếc xe hoa đang chờ để anh lên... ặc ặc! chắc mắc cỡ mà chết quá. :rollin:
Trích dẫn:
Khánh Hà trong CD những tình khúc TCS & Vũ thành An, bả sửa 2 bài : một ngày nào cho tôi gặp lại em thành lại anh.......lời nhạc đã đổi giống: một ngày nào cho tôi gặp lại anh, đôi môi đó đến nay còn nồng ........ trời ơi môi của BQ toàn là rượu và thuốc lá không... thì làm sao mà nồng được
Hê hê! chính xác luôn anh Hai! cái mỏ của em giờ chỉ dùng vô mấy vụ đó và... chửi bậy thôi, có chăm sóc cho nó cũng đâu có cô nào thèm dòm lấy ra đâu mà nồng với nàn? :rollin: 
Lạy trời cho mấy ông bà ca sỹ hát đừng có đổi "giống" nữa.
BQ
3/ Bài lần đầu cũng là lần cuối do Đông hồ và Y Phương hát, nghe đỡ nha bà con.
BQ
4/ tranquangnguyen đã viết:
Tiếng Việt miền Nam tuy có "xuề xòa" nhưng giống nào ra giống nấy được thể hiện bằng 2 từ: CON và CÁI rất rõ ràng.
Vật gì cố định, nằm cứng đơ,... muốn xê dịch mà cần bàn tay "đàn ông" thì gọi là CÁI: cái bàn, cái ghế, cái TV, cái điện thoại, cái nón, cái hồ, cái bàn ủi,... (Vịt SG xin hiểu tới đây thôi nghen). Vật gì tự nó di động hoặc do yếu tố bên ngoài làm cho nhúc nhích thì gọi là CON: con sông, con rắn, con cá, con chim,... (Vịt SG hiểu tới đây thôi nghen). Nhưng cùng chứa nước mà tại sao gọi cái hồ, con sông... cái thì nằm yên (uống heineken????), con thì phải chảy lượn vòng vòng.
Nhưng có đôi khi phải đổi "giống" nghe mới đã, như nữ hát: "Chưa gặp Em, tôi vẫn nghĩ rằng,... mà nữ hát thì ghe chán quá, bây giờ đổi lại: "Chưa gặp Anh, tôi vẫn nghĩ rằng...' (nghe có kỳ không?), nghĩ gì đó em???? Có chàng bán Phở đẹp như trăng....à???????  :lol: 
"Có chàng bán phở đẹp như trăng" Đại ca ơi, Vịt lùn cười té ghế nè! 
Quả đúng cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo. Anh bán phở quanh quẩn bên nồi lước lèo sao mà có khiếu bình nhạc dí dởm ghê nha. Đại ca đá giò lái sang chàng BQ thiệt là "đáng để quê ". Mấy con vịt Saigon tụi em "ngây thơ vô số tội" ai nói tới đâu hiểu tới đó thôi ah. :D
TT
5/tranquangnguyen đã viết:
Tiếng Việt miền Nam tuy có "xuề xòa" nhưng giống nào ra giống nấy được thể hiện bằng 2 từ: CON và CÁI rất rõ ràng.
Vật gì cố định, nằm cứng đơ,... muốn xê dịch mà cần bàn tay "đàn ông" thì gọi là CÁI: cái bàn, cái ghế, cái TV, cái điện thoại, cái nón, cái hồ, cái bàn ủi,... (Vịt SG xin hiểu tới đây thôi nghen). Vật gì tự nó di động hoặc do yếu tố bên ngoài làm cho nhúc nhích thì gọi là CON: con sông, con rắn, con cá, con chim,... (Vịt SG hiểu tới đây thôi nghen). Nhưng cùng chứa nước mà tại sao gọi cái hồ, con sông... cái thì nằm yên (uống heineken????), con thì phải chảy lượn vòng vòng.
Phải 100% cái gì cái thì nằm yên, con thì nhúc nhích?
Vậy câu này thì sao, mấy thầy?
Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò
Không, không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
(ca dao)
Đôi khi nghe người ta gọi "cái con mẹ đó", v.v. thì sao? (Một phần nằm yên, một phần nhúc nhích?)
Cũng có khi người ta gọi "cái thằng cha đó" v.v. thì sao? (Nằm yên?)
Nhờ mấy thầy cắt nghĩa cho. Tui cám ơn lắm.
Lê Thị Mai
6/ Chào thành viên Lê Thị Mai!
Đang chờ xem giải đáp của các thành viên khác về tiêu đề đã đưa ra, mong ghi nhận vài điều hay, nhưng chưa thấy,thế nên Tôi góp vài ý lần lượt qua các câu hỏi của bài viết.
Lê Thị Mai đã viết:
Phải 100% cái gì cái thì nằm yên, con thì nhúc nhích?
- Theo Tôi, tranquangnguyen nêu lên vài thí dụ cho thấy Cái thì nằm im, Con thì nhúc nhích, để trình bày nhận định góp vui của mình, khi các ca sĩ danh tiếng ngẫu hứng, tùy tiện thay đổi lời bản nhạc. Dẫn chứng chỉ có giá trị tương đối chứ không đúng 100% như Lê Thị Mai đã hiểu.
Hai từ Con và Cái có nhiều nghĩa, được dùng khá lắc léo không theo qui tắc, Tôi ghi ra vài trường hợp như sau:
- Dùng như Mạo Từ ( Loại Từ):
Cái nhà, cái bàn, cái chợ,......; con sông, con đường, con cá, con chim......
Cái Lan, Cái Tuyết (Cách gọi tên con thuộc phái nữ của người miền Bắc). Miền Nam lại gọi là Con Lan, Con Tuyết.....
- Dùng như Danh Từ: Tôi có 5 con
Con dại Cái mang (Tục ngữ)
Con dâu, con rể cũng kể là con.
Con nợ, con bạc, con buôn,...; cái khó, cái khôn, cái hay, cái dở, cái nết,... (Danh từ kép)
- Dùng như Tĩnh Từ:
Sông cái (=Sông lớn); Đường cái (=Đường lớn); Ngón tay cái; Thợ cái (+Thợ chánh);Cây cột cái (Cây cột chánh,lớn); Rễ cái
Chó cái, Mèo cái.......
Sông con (=Sông nhỏ); Suối con (+suối nhỏ); Mèo con; Xe con; Thuyền con; Rễ con.....
Lê Thị Mai đã viết:
Vậy câu này thì sao, mấy thầy?
Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò
Không, không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
- Từ Cái trong tiếng Việt cổ (Việt-Mường) được dùng chỉ động vật (rất nhiểu trong Ca Dao,Tục Ngữ)' dần dà được thay bằng từ Con:
Cái kiến, cái tôm, cái tép,... trở thành Con kiến, con tôm, con tép, con cò đi ăn đêm
- Từ Cái trong câu

"Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò..."

được dùng để nhấn mạnh, chỉ rõ chính con cò này (đó), con vạc này (đó), con nông này (đó) chớ không phải con cò, con vạc,con nông khác.

- Từ Cái trong các địa danh như: Cái Răng, Cái Côn, Cái Tắc, Cái khế, Cái Tàu Thương, Cái Tàu Hạ,.. Tôi bó tay,có thể đây là biến thể của chữ gốc nào đó mà ta đọc trại ra (?)
Lê Thị Mai đã viết:
Đôi khi nghe người ta gọi "cái con mẹ đó", v.v. thì sao? (Một phần nằm yên, một phần nhúc nhích?)
Cũng có khi người ta gọi "cái thằng cha đó" v.v. thì sao? (Nằm yên?)
Nhờ mấy thầy cắt nghĩa cho. Tui cám ơn lắm.

Thử phân tích xem sao hai nhóm chữ: "Cái con mẹ đó", "Cái thằng cha đó"
Khi nói: Mẹ đó/Cha đó. >>>Ta hàm ý xem thường, chê bai, khinh khi người mà ta không nêu tên.
Con mẹ đó/Thằng cha đó.>>>Nhấn mạnh, tăng sự xem thường, chê bai, khinh khi 
Cái con mẹ đó/cái thằng cha đó >>>>Nhấn mạnh thêm, tăng thêm việc xem thường, chê bai, khinh khi (?).
Tóm lại khi ta gọi: "Cái con mẹ đó/Cái thằng cha đó " là với ý xem nhẹ, chê và khinh nhiều hơn, chớ không theo nghĩa nằm yên (Tĩnh) hay nhúc nhích (Động).

Rất mong đón nhận bổ túc phần lý giải.
Thân mến
NT2

7/Quí quá!
Mấy câu thắc mắc của Mai, do tình cờ đọc Ca Dao, đưa ra hỏi mấy thầy, được Thầy trả lời liền, mà Thầy lại cắt nghĩa ngọn ngành nữa chớ, cho cả trường cùng đọc.
Xin cám ơn Thầy nhiều lắm.
Chúc Thầy an khương.
Lê Thị Mai
8/ NT2 đã viết:
- Từ Cái trong các địa danh như: Cái Răng, Cái Côn, Cái Tắc, Cái khế, Cái Tàu Thương, Cái Tàu Hạ,.. Tôi bó tay, có thể đây là biến thể của chữ gốc nào đó mà ta đọc trại ra (?)
Thưa Thầy,
Thầy nghi chắc đúng đó.
Cuốn Tự vị tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển* cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành Cái Răng.
Cái: từ cổ là con rạch. Mơn, theo ý kiến của một linh mục phụ trách lâu năm ở họ đạo Cái Mơn, là do nói trại từ khmum (tiếng khmer có nghĩa là mật ong). Ngày xưa, nơi con rạch này có nhiều tổ ong mật. Cái Mơn là quê hương của Trương Vĩnh Ký, nay là một thị tứ sầm uất của huyện Chợ Lách, có nhà thờ Thiên Chúa lâu đời.
Lê Thị Mai
====================================

8/ Hay quá! Được cho biêt nguồn gốc tên gọi hai địa danh Cái Răng và Cái Mơn. Cám ơn Mai nhiều lắm lắm.
Rất tiếc Tôi chưa biết cuốn "Tự vị tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển", nhưng biết người Khmer ở Xà-Tón (Tri-Tôn) làm nồi, ơ, cà ràng,... đem bán nhiều nơi. Đồ dùng nầy đã vắng bóng từ lâu (khoảng thập niên 60?). Năm 1972 hay 1973, Tôi còn thấy họ lấy đất sét về làm.
Cái Răng nguồn gốc tiếng Khmer là "Karan" thì "Phum, Sóc" nào đó vùng Xà-Tón, nơi sản xuất Karan=Cà ràng >>>Cái Răng, phải có tên Cái Răng, nhưng sao lại ở vùng Cần Thơ (?). Tôi thấy hơi lạ.
Lê Thị Mai đã viết:
Cái: từ cổ là con rạch...
Tra lại Từ Điển tiếng Việt, Tôi không thấy ghi Cái=từ cổ là con rạch. Chỉ thấy Cái= Mẹ (từ cổ)/Con dạị cái mang.
Xin cho biết rõ hơn nguồn giải thích trên. Cảm ơn trước.
Tiện đây, Tôi thêm một địa danh có chữ Cái nhưng đứng sau từ khác: Cả Cái (Tân Thành, Hồng Ngự).
Thân mến
NT2
9/ Hello anh Nguyên,
Anh thật sự rành về lịch sử của âm nhạc cho nên mới viết về bài Hạ Trắng như thế. Trong tất cả mấy trăm bài của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài hát này DL thích nhất và cũng cách đây hơn một tháng vô tình được biết bài hát Hạ Trắng được sáng tác qua cảm hứng của hoa dạ lý hương.
Khi vừa đọc bài viết này của anh ( trước khi nói chuyện với anh qua phone ) - trong đầu DL chợt có cảm nghĩ ngay tức khắc rằng - không biết ông bạn MC Nguyễn Ngọc Ngạn của anh nghĩ thế nào về những lời hát thay đổi các phái như thế? và anh thử ( hài hước ) hỏi người bạn MC của anh có dám để cho cô ca sĩ nào hát bài " Sang Ngang " theo kiểu này không? hihi ...
DL nghĩ, cũng tại, thì, là, bị, bởi, ... các bầu show cứ để các ca sĩ hát " tự do " quá cho nên mới có bài viết này của anh. (hihi) DẠ LÝ
10/ NT2 đã viết:
Tra lại Từ Điển tiếng Việt, Tôi không thấy ghi Cái=từ cổ là con rạch. Chỉ thấy Cái= Mẹ (từ cổ)/Con dạị cái mang.
Xin cho biết rõ hơn nguồn giải thích trên. Cảm ơn trước.
Tiện đây, Tôi thêm một địa danh có chữ Cái nhưng đứng sau từ khác: Cả Cái (Tân Thành, Hồng Ngự).
Thân mến
NT2
Thưa Thầy,
Tài liệu về Cái Mơn, LTM lượm lặt được ở đây:
và thêm tài liệu này:
'Ngoài ra, Cái Mơn còn là nơi xuất xứ những chủng loại gà đá lai tạp có những “tuyệt kỹ võ công” đặc biệt nổi tiếng trong giới “kỳ kê” Nam bộ. Theo tác giả Nhân Thống thì, cái tên Cái Mơn đọc trại từ tên Prek Moon tức Rạch Gà (tiếng dân tộc thiểu số Khmer). Thuở khai thiên lập địa, nơi đây là rừng thưa do ngập nước nên giống gà rừng chọn làm nơi trú ngụ.'
lượm lặt được ở đây: http://blog.yume.vn/xem-blog/cai-mon-vu ... A13CF.html
NT2 đã viết:
Hai từ Con và Cái có nhiều nghĩa, được dùng khá lắc léo không theo qui tắc, Tôi ghi ra vài trường hợp như sau:
- Dùng như Mạo Từ ( Loại Từ):
Cái nhà, cái bàn, cái chợ,......; con sông, con đường, con cá, con chim......
Cái Lan, Cái Tuyết (Cách gọi tên con thuộc phái nữ của người miền Bắc). Miền Nam lại gọi là Con Lan, Con Tuyết.....
- Dùng như Danh Từ: Tôi có 5 con
Con dại Cái mang (Tục ngữ)
Con dâu, con rể cũng kể là con.
Con nợ, con bạc, con buôn,...; cái khó, cái khôn, cái hay, cái dở, cái nết,... (Danh từ kép)
- Dùng như Tĩnh Từ:
Sông cái (=Sông lớn); Đường cái (=Đường lớn); Ngón tay cái; Thợ cái (+Thợ chánh);Cây cột cái (Cây cột chánh,lớn); Rễ cái
Chó cái, Mèo cái.......
Sông con (=Sông nhỏ); Suối con (+suối nhỏ); Mèo con; Xe con; Thuyền con; Rễ con....

LTM xin phép góp thêm một... cái:
- "Cái" cũng được dùng như một đơn vị đếm.
Trong trường hợp này, "cái" không thuộc giống đực hay giống cái, mà được hiểu như là "chiếc" đơn độc, duy nhất (Chiếc ghế, chiếc lược, chiếc ly, chiếc tách, chiếc áo bà ba, v.v.)
"Cái" (thí dụ như cái chén) được dùng như "chiếc" (chiếc bát) đơn độc, duy nhất; ít hơn "cặp" (cặp vợ chồng), "đôi" (đôi đũa). "Cặp" hoặc "đôi" thì đương nhiên không đơn độc.
Cho LTM nói thêm chút xíu: "Đôi" có ý nghĩa gắn bó hơn "cặp". "Cặp" thì có khi bị tách mất 1 cũng vẫn... xài tạm được (thí dụ cặp vợ chồng, về sau ly dị); nhưng "đôi" thì phải (gần như) luôn luôn 2 mới xài được (thí dụ đôi đũa).
Mong Thầy cho ý kiến nghen Thầy.
LTMai
11/Lâu quá hông vào đây, đọc chủ đề càm ràm của anh Nguyên mắc cừ quá :clap: :clap: :clap: 
Thầy NT2 và bạn Lê Thị Mai cho lee ăn cơm hớt 1 tí nhé
Vụ "con nhúc nhích, cái nằm yên" đã được viết thành truyện lâu rồi không tin mời bà con cô bác vào trang này xem
Mà cho hỏi với...Cái Bang trong phim chưởng dịch là bang phái lớn hay bang hội toàn...cái
12/Lê Thị Mai đã viết:
LTM xin phép góp thêm một... cái:
- "Cái" cũng được dùng như một đơn vị đếm.
Trong trường hợp này, "cái" không thuộc giống đực hay giống cái, mà được hiểu như là "chiếc" đơn độc, duy nhất (Chiếc ghế, chiếc lược, chiếc ly, chiếc tách, chiếc áo bà ba, v.v.)
"Cái" (thí dụ như cái chén) được dùng như "chiếc" (chiếc bát) đơn độc, duy nhất; ít hơn "cặp" (cặp vợ chồng), "đôi" (đôi đũa). "Cặp" hoặc "đôi" thì đương nhiên không đơn độc.
* Đúng như Mai đã hiểu.Tôi xin bổ túc phần đã viết:
- Cái chỉ động tác riêng lẻ (một): (Ăn) thêm cái bánh; Tát cái tát nẩy lửa;...
- Cái có thể bằng Con hoặc Chiếc (Chỉ đơn lẻ): 
+ Cái kiến, con kiến 
+ Cái ghế, chiếc ghế,....
+ Cái/Con/Chiếc tàu, xuồng, ghe, thuyền,...
- Cái hiểu như là hai: 
+ Cái gạt nước
+ Cái mắt kiếng (kính)/Cặp mắt kiếng
+ Cái/Cây kéo; Cái/Cây gắp lửa. 

Lê Thị Mai đã viết:
Cho LTM nói thêm chút xíu: "Đôi" có ý nghĩa gắn bó hơn "cặp". "Cặp" thì có khi bị tách mất 1 cũng vẫn... xài tạm được (thí dụ cặp vợ chồng, về sau ly dị); nhưng "đôi" thì phải (gần như) luôn luôn 2 mới xài được (thí dụ đôi đũa).
* Điều nầy, theo Tôi nghĩ, chỉ tương đối chứ không hoàn toàn.
- Cái mắt kiếng còn gọi là cặp mắt kiếng vì có hai tròng, nếu bị bể một tròng thì không xài được 
- Đôi trẻ = Hai trẻ .Nhưng kẻ Đông Người Tây vì lý do nào đó cũng vẫn sống được. (Cặp vợ chồng còn gọi là Đôi vợ chồng)
- Đôi mắt (Cặp mắt), nếu hư một con vẫn còn xái được;....
leekancook đã viết:
...Cái Bang trong phim chưởng dịch là bang phái lớn hay bang hội toàn... cái
* Chữ Cái trường hợp nầy có nghĩa là: Ăn xin, người ăn xin (ăn mày)
Thân mến
NT2
13/ Thầy và Chị Mai kính mến!
Hổm rày theo dõi chủ đề này, TNP thấy thật thú vị, đặc biệt là chuyện thắc mắc và giải đáp qua lại giữa Thầy và Chị về "con" và "cái". Qua đó càng thấy rõ sự phong phú của tiếng Việt của ta. Có thắc mắc thì có giải đáp (của bản thân người nêu thắc mắc hoặc của người khác) và nhờ vậy mà ta sẽ hiểu vấn đề đó sâu hơn, rộng hơn. :clap: 
Chân thành cảm ơn Thầy và Chị Mai. 
"88" thân mến!
Một câu chuyện "nói cho vui" của "88" biến thành chuyện tìm hiểu về tiếng Việt một cách nghiêm túc, "té ra" "88" thiệt là hay đó nha! 
Thiệt là phục sát đất đôi tai nghe nhạc của "88"! Tới luôn đi, "88" nhé! Hổng cần nhiều, cứ mỗi tuần "88" càm ràm về một vài ba vấn đề thôi, cho vui nhà vui cửa ấy mà. :clap: 
Thầy NT2 đã viết:
...Cái Răng nguồn gốc tiếng Khmer là "Karan" thì "Phum, Sóc" nào đó vùng Xà-Tón, nơi sản xuất Karan=Cà ràng >>>Cái Răng, phải có tên Cái Răng, nhưng sao lại ở vùng Cần Thơ (?). Tôi thấy hơi lạ.
Thầy ơi! Chỗ này em cũng thắc mắc y như Thầy nên đã lên mạng lục lọi và được kết quả như vầy:
Trong cuốn “Tự vị tiếng nói miền Nam” cụ Vương Hồng Sển cho biết: "Cái Răng do chữ Khơme “karan” tức “cà ràng” (ông Táo). Đây là loại lò do người Khơme ở Xà Tón (Tri Tôn) nắn bằng đất, chụm củi, hình thù như con số 8 để nằm, một đầu là ba ông Táo lú lên cao đội nồi, đầu kia được nắn cái bụng chang bang chứa được tro nhiều, không rớt ra ngoài lại ấm cúng che kín gió mau chín mau sôi. Làm xong, người ta chất đầy “karan” vô ghe lớn rồi theo sông Cái đến chợ vùng này để bán, năm này qua năm khác và lâu dần người mình phát âm “karan” thành Cái Răng".
(vùng này tức là Cái Răng bây giờ - một trong những nơi có "chợ nổi")
Thầy NT2 đã viết:
Đồ dùng nầy đã vắng bóng từ lâu [/b](khoảng thập niên 60?). Năm 1972 hay 1973, Tôi còn thấy họ lấy đất sét về làm...
Thầy ơi!
Bây giờ người ta vẫn còn làm nồi đất và bán ở chợ. nhưng có nhiều món cao cấp hơn hồi xưa. Nhà em cũng có nồi đất để dành kho cá, 2 cái cà ràng ở ngoài hè dành để khi rảnh nấu nước uống bằng củi đó Thầy. Trong quán cơm, trong nhà hàng cũng có mấy món ăn người ta nấu trong nồi đất. Thỉnh thoảng cũng có người đẩy xe đi bán dạo mấy thứ này.
Em có chộp được mấy tấm hình này khi săn cảnh "Sống hết mình" (cây chuối) trên đường, định gởi lên D Đ nhưng... bỗng dưng hết hứng thú nên thôi. Hôm đó một phát em bắn được tới 2 con chim đó Thầy. :) 
Hình ảnh

Hình ảnh
TNP
14/BD xin góp thêm chút ý kiến về 'cái anh' "cái":
- Nghe nói cái còn có nghĩa là mẹ, em nhớ tới bài học Sử hồi xưa: Phùng Hưng được dân suy tôn là BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG (trong đó, CÁI có nghĩa là MẸ)
- Còn một trường hợp người ta sử dụng từ "cái" nữa nè... hi hi... Dù không cố ý cười cái tật của người khác nhưng BD cũng xin nhắc nghe cho vui chút chút: mấy người cà lăm (nói lắp) hay nói "... cái... cái... cái mà... cái mà..." :mozilla_tongueout: (cái này chắc là theo nghĩa như trong "cái" nhà, "cái" mâm,...???)
BD
15/Cám ơn TNP đã ra công tìm và chỉ rõ xuất xứ địa danh Cái Răng. Thêm cái biết thật là hay!
Đất miền Nam ngày nay, xưa kia gọi là Thủy Chân Lạp, nên nhiều địa danh có tên gốc tiếng Chân Lạp (Khmer) nói trại ra.
Tuy tên gọi Cái Răng được giải thích tường tận, nhưng Tôi vẫn còn ngờ: Chả lẽ vùng nầy trước đây chưa có tên, mãi đến xuất hiện Karan=Cà ràng đọc trại thành Cái Răng mới được gọi tên Cái Răng?
Cho qua chuyện nầy và bằng lòng như đã lý giải.
TNP đã viết:
Bây giờ người ta vẫn còn làm nồi đất và bán ở chợ. nhưng có nhiều món cao cấp hơn hồi xưa. Nhà em cũng có nồi đất để dành kho cá, 2 cái cà ràng ở ngoài hè dành để khi rảnh nấu nước uống bằng củi đó Thầy. Trong quán cơm, trong nhà hàng cũng có mấy món ăn người ta nấu trong nồi đất. Thỉnh thoảng cũng có người đẩy xe đi bán dạo mấy thứ này.
Vài món hàng nầy tuy được biến cải nhưng không do chính bàn của người Khmer Xà-Tón làm ra, vật dụng không đậm màu như trước đây.
Thân mến
NT2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét