Thỉnh thoảng PhNga lại "nhớ" đến con cá chốt chuột vì nó là một trong những hình ảnh của quê nhà Tân Châu - AG hồi nẳm.
Mấy tháng trước, khi đi chợ chồm hỗm gần nhà, PhNga gặp trong mớ cá "thập cẩm" giăng lưới có con cá chốt chuột nhỏ cỡ ngón tay cái của người lớn. Dù nó đã bị người ta cắt bỏ hết các vây (chắc do sợ bị đâm) nhưng PhNga vẫn chụp vài tấm hình làm kỷ niệm (cho mọi người và con cháu sau này biết vì cá sông ngày càng ít, cá chốt chuột bị tuyệt chủng là chuyện không xa).
Cá chốt chuột da có sọc vàng nâu bóng láng; kho sền sệt để tiêu vô ăn rất ngon và béo.
Con cá chốt chuột bên mấy con cá trắng "hủn hỉn":
PhNga - (03/10/2011)
********************************
"ÔM" VÀO ĐÂY NHỮNG BÀI CŨ CÓ LIÊN QUAN
CANH RAU ĐỒNG (CANH RAU DẠI , CANH RAU TẠP TÀNG, CANH RAU LÁO NHÁO)
Vào những năm còn bao cấp, món canh rau dại gắn bó miệt mài với những gia đình nông dân. Những buổi trưa hè, cây lá xơ xác, quặt quẹo với cái không khí nóng bức hâm hấp, nhìn mâm cơm nóng không ai còn ăn nổi thì món canh rau dại là một giải pháp tốt nhất.
Món ăn mẹ nấu bao giờ cũng ngon, giản đơn thôi nhưng trong bát canh thanh đạm ấy có hương vị của đường làng, đồng ruộng, có vị xa xôi man mác của gió trăng và đặc biệt có hơi ấm bàn tay mẹ nhặt từng ngọn rau. Khi đi xa con càng nhớ nhiều hơn, những bát canh rau dại của mẹ đã khuyên dạy con trên suốt quãng đường đời.
Gọi là canh rau đồng (miền Trung gọi là canh rau tạp tàng, miền Bắc gọi là rau láo nháo, có nơi gọi là rau dại) vì nó tập hợp đủ thứ rau hái trong vườn từ rau dền, rau chay, mồng tơi, rau sam, rau diệu, bồ ngót, lá ớt non, lá khổ qua kể cả trái khổ qua còn non, trái bắp vừa nhú còn thơm mùi sữa, trái mướp vừa hái trên giàn, bông thiên lý, vài đọt bầu, đọt rau lang,.... Những thứ rau ấy sau khi vừa hái xong về nấu chung với ít cá bống dừa hay tép bạc đâm nhỏ cho ngọt nước, cho vào ít muối, đường, bột ngọt, cho thêm ít nước mắm đồng cho có hương vị đồng quê, một ít hạt tiêu cà nát thêm nồng ấm hương quê, vậy là làm nên một tô canh thơm lừng.
Món ăn mẹ nấu bao giờ cũng ngon, giản đơn thôi nhưng trong bát canh thanh đạm ấy có hương vị của đường làng, đồng ruộng, có vị xa xôi man mác của gió trăng và đặc biệt có hơi ấm bàn tay mẹ nhặt từng ngọn rau. Khi đi xa con càng nhớ nhiều hơn, những bát canh rau dại của mẹ đã khuyên dạy con trên suốt quãng đường đời.
Gọi là canh rau đồng (miền Trung gọi là canh rau tạp tàng, miền Bắc gọi là rau láo nháo, có nơi gọi là rau dại) vì nó tập hợp đủ thứ rau hái trong vườn từ rau dền, rau chay, mồng tơi, rau sam, rau diệu, bồ ngót, lá ớt non, lá khổ qua kể cả trái khổ qua còn non, trái bắp vừa nhú còn thơm mùi sữa, trái mướp vừa hái trên giàn, bông thiên lý, vài đọt bầu, đọt rau lang,.... Những thứ rau ấy sau khi vừa hái xong về nấu chung với ít cá bống dừa hay tép bạc đâm nhỏ cho ngọt nước, cho vào ít muối, đường, bột ngọt, cho thêm ít nước mắm đồng cho có hương vị đồng quê, một ít hạt tiêu cà nát thêm nồng ấm hương quê, vậy là làm nên một tô canh thơm lừng.
Tập tin đính kèm:
Chú thích tập tin: Bát canh rau đồng ( rau dại )
bat-canh-rau-dai 1.jpg [ 46.18 KB | Đã xem 1042 lần ]
Không cao sang như các món ăn khác nhưng không chỉ thực khách thành thị, du khách khó tính nước ngoài về quê thực khách mới có thể nếm trải món canh ngon nhất và thực nhất mùi vị của nó, từ vị đắng nhẹ của lá khổ qua non đến vị ngọt đậm đà của lá bồ ngót, vị chua nhẹ nhàng của lá rau sam, vị thơm của mướp vừa hái, vị ngọt ngào thơm tho của bắp non,... tất cả hòa quyện nên một hương vị đồng quê thơm ngát. Có lẽ cũng vì thế mà người đi xa quê bao giờ cũng nghĩ món ăn quê mình là ngon nhất, ngọt ngào nhất và khó có nơi nào sánh bằng. Tập tin đính kèm:
Chú thích tập tin: canh rau đồng ( canh rau tập tàng , canh rau láo nháo )
canh-rau-dai 2.jpg [ 54.17 KB | Đã xem 1043 lần ]
Mà canh rau đồng thì thức mặn ăn kèm cũng đồng nội, ngon nhất vẫn là cá lòng tong hoặc cá kèo kho tiêu, thêm ít trái ớt hiểm chín làm màu. Ơ kho khô quéo dọn ra cùng nồi cơm nóng, tô canh nghi ngút khói. Bữa trưa nắng nóng và chén cơm chan ít nước canh rau đồng thì mát đến tận ruột gan.canh-rau-dai 2.jpg [ 54.17 KB | Đã xem 1043 lần ]
Con đi con nhớ quê nhà
Nhớ canh rau dại, cá kèo kho tiêu
PhanVân Đằng Phương thân mến!
Chị BD mới vừa nấu nồi canh rau đồng xong. Trong khi chờ mấy đứa nhỏ về đông đủ để dọn cơm ăn, chị vô D Đ xem thì thấy bài của PhanVân, thật là trùng hợp!
Phanvân viết hay lắm! Chị nghĩ, PhanVân đã nói thay mọi người những suy nghĩ, cảm nhận, xúc cảm đối với món canh rau dân dã, gần gũi ngày nào trên quê mình. Ai không mê, không nhớ món canh rau đồng mới là lạ đó, PhanVân hén?
Hầu như miền quê nào cũng có loại rau dại như vậy. Chỗ chị BD ở lỡ quê lỡ chợ, nếu có thời gian và chịu khó thì lâu lâu cũng hái được nồi canh gồm: rau trai (chay), rau diệu, đọt thuốc dòi, đọt ớt, rau muống, chấp mao cù lần,... thêm đọt hoàng ngọc và lá bồ ngót tự trồng,... Bữa nào được nồi canh như vậy thì bữa đó kể như là ăn sang lắm đó, vì chắc chắn đó là nồi canh rau sạch. Ngoài chợ người ta cũng có bán và họ biết tâm lý người mua chuộng rau sạch nên họ bán mắc lắm, giá gấp hai lần giá rau trồng đó PhanVân.
Nấu nồi canh rau tạp tàng mà có thêm vài trái bắp tươi (xát mỏng) bỏ vô nữa thì ngọt và ngon bá chấy luôn! Nấu với cá lăn, cá lóc (vớt ra dẻ lấy thịt ướp tiêu, bột ngot, nước mắm rồi để trở vô nồi canh lúc sắp bắt xuống); kẹt không có cá thì nấu với chút bột ngọt hoặc hạt nêm cũng ngon luôn! Đố cao lương mỹ vị nào sánh bằng!
Bong Dieu
Chị BD mới vừa nấu nồi canh rau đồng xong. Trong khi chờ mấy đứa nhỏ về đông đủ để dọn cơm ăn, chị vô D Đ xem thì thấy bài của PhanVân, thật là trùng hợp!
Phanvân viết hay lắm! Chị nghĩ, PhanVân đã nói thay mọi người những suy nghĩ, cảm nhận, xúc cảm đối với món canh rau dân dã, gần gũi ngày nào trên quê mình. Ai không mê, không nhớ món canh rau đồng mới là lạ đó, PhanVân hén?
Hầu như miền quê nào cũng có loại rau dại như vậy. Chỗ chị BD ở lỡ quê lỡ chợ, nếu có thời gian và chịu khó thì lâu lâu cũng hái được nồi canh gồm: rau trai (chay), rau diệu, đọt thuốc dòi, đọt ớt, rau muống, chấp mao cù lần,... thêm đọt hoàng ngọc và lá bồ ngót tự trồng,... Bữa nào được nồi canh như vậy thì bữa đó kể như là ăn sang lắm đó, vì chắc chắn đó là nồi canh rau sạch. Ngoài chợ người ta cũng có bán và họ biết tâm lý người mua chuộng rau sạch nên họ bán mắc lắm, giá gấp hai lần giá rau trồng đó PhanVân.
Nấu nồi canh rau tạp tàng mà có thêm vài trái bắp tươi (xát mỏng) bỏ vô nữa thì ngọt và ngon bá chấy luôn! Nấu với cá lăn, cá lóc (vớt ra dẻ lấy thịt ướp tiêu, bột ngot, nước mắm rồi để trở vô nồi canh lúc sắp bắt xuống); kẹt không có cá thì nấu với chút bột ngọt hoặc hạt nêm cũng ngon luôn! Đố cao lương mỹ vị nào sánh bằng!
Bong Dieu
"Đọc bài CANH RAU ĐỒNG của bạn PhanVân Đằng Phương, tôi lại nhớ mấy năm trước về quê An Giang, xế chiều tôi và bà chị đi thăm nhà bà con gần đó. Hai đứa tôi ngồi “nói dóc” chơi với anh chị và các cháu họ cả buổi. Lúc hai đứa gần cáo từ ra về, bà chị dâu dọn cơm chiều mời hai đứa, mời nhiệt tình lắm. Hai đứa tôi định từ chối để về nhà vì trời sắp chạng vạng rồi, nhưng khi nhìn thấy một nồi canh rau đồng tổ bố gồm tép băm, rau dền, bồ ngót và đặc biệt là rau bình bát, chị em tôi cầm lòng không đặng bèn ở lại mỗi đứa ăn chừng hơn nửa chén cơm và chủ yếu là ăn món canh rau đồng có rau bình bát trong đó. Thật thiếu sót nếu không kể thêm món mặn, đó là món cá chốt chuột kho khô quéo với tiêu nữa. Ôi nó ngon ơi là ngon, đây là hương vị quê nhà mà mình vẫn nhớ hoài đây mà.
Có lẽ số tôi không giàu sang nên ăn cơm với “cao lương mĩ vị” là nuốt không vô mà hễ có cá kho khô “quéo” với canh rau đồng là ăn cơm hết nồi hết trách, phải kềm chế ăn ít lại nếu không sẽ bị béo phì đó... he he..."
Tám Tàng
Rau đồng sạch không?
Gởi bà con,
Rau đồng = rau dại =... ăn thì ngon thiệt nhưng chưa chắc là rau sạch đâu. Thường mình cứ nghĩ vì chúng mọc hoang nên hổng ai chăm sóc, không bị bón phân hóa học, không bị xịt thuốc trừ sâu,... nhưng nghĩ như vậy có khi là lầm. Tôi nghe kể có một chị đi hái rau dại trong đám bắp, hái xong chị gặp 1 nông dân và nghe anh này nói: "tôi mới xịt thuốc trừ sâu đó". Chị ngửi mớ rau vừa hái: đúng là có mùi thật!
Thành ra, dù là rau dại thì ta cũng phải rửa cho thật kỹ nhiều lần.
(Tương tự như vậy, tưởng gà thả vườn là gà chỉ ăn cám, lúa, côn trùng,... là lầm chết: có khi cũng giống gà đó nhưng họ nuôi nhốt và cho ăn thức ăn công nghiệp y như gà công nghiệp thôi... hic hic...)
........
Cái nồi nhôm má tôi mua cách đây hơn 50 năm mà vẫn chưa hư và không bị oxy hóa (nổi ghẻ) khi gặp mặn, còn nồi nhôm ngày nay...???
Có những tấm hình trắng đen cách đây mấy chục năm vẫn chưa bị nổ và bay nước thuốc, còn hình ngày nay...???
Trình độ khoa học kỹ thuật của con người cao hơn trước nhưng sự chân thật của con người thì... thì...???
PhNga
Tám Tàng
Rau đồng sạch không?
Gởi bà con,
Rau đồng = rau dại =... ăn thì ngon thiệt nhưng chưa chắc là rau sạch đâu. Thường mình cứ nghĩ vì chúng mọc hoang nên hổng ai chăm sóc, không bị bón phân hóa học, không bị xịt thuốc trừ sâu,... nhưng nghĩ như vậy có khi là lầm. Tôi nghe kể có một chị đi hái rau dại trong đám bắp, hái xong chị gặp 1 nông dân và nghe anh này nói: "tôi mới xịt thuốc trừ sâu đó". Chị ngửi mớ rau vừa hái: đúng là có mùi thật!
Thành ra, dù là rau dại thì ta cũng phải rửa cho thật kỹ nhiều lần.
(Tương tự như vậy, tưởng gà thả vườn là gà chỉ ăn cám, lúa, côn trùng,... là lầm chết: có khi cũng giống gà đó nhưng họ nuôi nhốt và cho ăn thức ăn công nghiệp y như gà công nghiệp thôi... hic hic...)
........
Cái nồi nhôm má tôi mua cách đây hơn 50 năm mà vẫn chưa hư và không bị oxy hóa (nổi ghẻ) khi gặp mặn, còn nồi nhôm ngày nay...???
Có những tấm hình trắng đen cách đây mấy chục năm vẫn chưa bị nổ và bay nước thuốc, còn hình ngày nay...???
Trình độ khoa học kỹ thuật của con người cao hơn trước nhưng sự chân thật của con người thì... thì...???
PhNga
Canh BÌNH BÁT
Cám ơn Tám Tàng nha. Nghe Tám Tàng kể, tôi nhớ tới lá bình bát và con cá chốt chuột.
Ừ, phải rồi! Quê TC mình có rất nhiều dây bình bát mọc hoang. Chỗ tôi thì nó mọc rất nhiều trong vườn me nước trong đồng; mọc, leo lên đầy mấy gốc dừa, gốc me, gốc xoài dọc theo đường cộ đi ra đồng. Lá này tham gia vào nồi canh tạp tàng, ăn rất ngon và mát. Sau này nghe người ta nói ăn nên thuốc nữa.
Lúc mới xuống Cần Thơ học, nghe người địa phương nhắc tới cây bình bát, tôi cứ tưởng là nó, ai dè đâu đó là cây bình bát - một loài tiểu mộc có họ hàng với cây mãng cầu gai (mãng cầu xiêm). Cây bình bát chịu được phèn nên người ta thường đem ghép cây mãng cầu xiêm với nó để trồng được trên đất phèn. Lúc đó tôi nói đến bình bát dây leo mọc hoang có lá nấu canh rất ngon ở quê mình thì hổng ai biết hết trơn.
Mãi đến sau này tôi mới thấy ở CT có dây bình bát (mọc ở trong trường tôi và nhiều nơi khác nữa) nhưng dân ở đây người ta gọi là cây rau bát chứ không gọi là dây bình bát như trên quê TC mình. Mấy năm trước, có một chị nhân viên (giờ đã nghỉ hưu) ngoài giờ hành chính thường đi hái lá bình bát để nấu nồi canh (không cá thịt) cho chúng tôi - những người nhà xa trưa ở lại trường ăn cơm. Mỗi người một chén canh loãng thôi mà sao nghe cảm giác ngon mát đến từng thớ thịt.
"Ăn quen", khi đi chợ gặp người ta bán loai rau này, tôi mua thiệt là nhiều về nấu nồi canh tổ bố ăn cho đã thèm. Nhưng... vỡ lẽ ra... rau này nấu chung với nhiều thứ khác mới ngon, nếu nấu 1 mình nó thì phải nấu loãng, còn nấu nhiều và đặc thì nó có vị chan chát, ăn không ngon lành gì hết! Đúng là "tham (ăn) thì thâm"!
Dưới đây là hình ảnh đám rau bình bát mọc hoang bên lề đường ở một vùng thuộc đất An Giang mình. Nhìn mà mắc mê! Chả lẽ ngồi xuống hái!
Cám ơn Tám Tàng nha. Nghe Tám Tàng kể, tôi nhớ tới lá bình bát và con cá chốt chuột.
Ừ, phải rồi! Quê TC mình có rất nhiều dây bình bát mọc hoang. Chỗ tôi thì nó mọc rất nhiều trong vườn me nước trong đồng; mọc, leo lên đầy mấy gốc dừa, gốc me, gốc xoài dọc theo đường cộ đi ra đồng. Lá này tham gia vào nồi canh tạp tàng, ăn rất ngon và mát. Sau này nghe người ta nói ăn nên thuốc nữa.
Lúc mới xuống Cần Thơ học, nghe người địa phương nhắc tới cây bình bát, tôi cứ tưởng là nó, ai dè đâu đó là cây bình bát - một loài tiểu mộc có họ hàng với cây mãng cầu gai (mãng cầu xiêm). Cây bình bát chịu được phèn nên người ta thường đem ghép cây mãng cầu xiêm với nó để trồng được trên đất phèn. Lúc đó tôi nói đến bình bát dây leo mọc hoang có lá nấu canh rất ngon ở quê mình thì hổng ai biết hết trơn.
Mãi đến sau này tôi mới thấy ở CT có dây bình bát (mọc ở trong trường tôi và nhiều nơi khác nữa) nhưng dân ở đây người ta gọi là cây rau bát chứ không gọi là dây bình bát như trên quê TC mình. Mấy năm trước, có một chị nhân viên (giờ đã nghỉ hưu) ngoài giờ hành chính thường đi hái lá bình bát để nấu nồi canh (không cá thịt) cho chúng tôi - những người nhà xa trưa ở lại trường ăn cơm. Mỗi người một chén canh loãng thôi mà sao nghe cảm giác ngon mát đến từng thớ thịt.
"Ăn quen", khi đi chợ gặp người ta bán loai rau này, tôi mua thiệt là nhiều về nấu nồi canh tổ bố ăn cho đã thèm. Nhưng... vỡ lẽ ra... rau này nấu chung với nhiều thứ khác mới ngon, nếu nấu 1 mình nó thì phải nấu loãng, còn nấu nhiều và đặc thì nó có vị chan chát, ăn không ngon lành gì hết! Đúng là "tham (ăn) thì thâm"!
Dưới đây là hình ảnh đám rau bình bát mọc hoang bên lề đường ở một vùng thuộc đất An Giang mình. Nhìn mà mắc mê! Chả lẽ ngồi xuống hái!
Còn cá chốt chuột thì bó tay! Loài cá này thì chắc là sắp hoặc đã tuyệt chủng rồi, lâu rồi không thấy!
Còn đây là cây bình bát và trái của nó (hình "chôm" trên mạng)
PhNga - 11/7/2010
(Mấy bài viết trên PhNga lấy trên DĐ trường cũ)
(Mấy bài viết trên PhNga lấy trên DĐ trường cũ)
Nga ơi! Đọc những bài em viết về rau đồng, về con cá chốt chuột chị đã không cầm được nước mắt: chị nhớ má quá em à. Chị nhớ hình ảnh tần tảo, chịu thương chịu khó, tính tình hiền lành, dịu dàng của má; nhớ rổ rau đồng của má. Em còn quên mấy món: má còn hái đọt hắc sửu, đọt vòi voi nữa. Em nhớ không, má nấu canh với cá lóc rẽ nhỏ ra ướp với hành, tiêu, bột ngọt, chút nước mắm, thật là ngon tuyệt!
Trả lờiXóaỞ đây thỉnh thoảng chị vẫn đi ra đồng hái rau, tất cả các loại rau như ngày xưa má hái nấu cho mình ăn, nhưng đọt hắc sửu ở đây không có… chị thấy hơi buồn buồn.
Mỗi khi nhớ má chị thường ôm “nựng” mẹ chồng để tìm “hơi” của mẹ mình… Nhưng không giống em ạ. Chị nhớ cái cảm giác ấm và nồng khi chị ôm lưng, áp mặt vào lưng má. Lưng má ấm và hơi thở má nồng (vì má mình ăn trầu ); còn mẹ chồng chị không ăn trầu nên ấm mà không nồng như lưng má.
Tình cảm đã ăn sâu vào tim, óc thì không thể nào quên. Chị nhớ các hình ảnh sinh hoạt của chị em mình lúc còn nhỏ, bây giờ làm sao tìm lại được; mỗi đứa đã sống mỗi nơi với mỗi cảnh đời khác nhau. Chị thường nhớ và thương em có chồng mà cũng như không, số em vất vả lận đận. Nhưng em đã được bù đắp xứng đáng: hai con em đều ngoan hiền, tài giỏi, luôn là niềm vinh dự của dòng họ mình. Chị chia mừng với em về thành tích của cháu Việt.
Cố lên nhé, "Bé Nga" của chị!
CHỊ LÊ
Chị thương yêu,
Trả lờiXóaChị làm em lại "mít ướt" nữa rồi!
Qua nay trong đầu em cứ văng vẳng lời bài hát "Bông hồng cài áo" rồi thấy mình đã từng hạnh phúc vì có Mẹ. Còn bây giờ... thỉnh thoảng em nhớ về quá khứ rồi thẫn thờ...
Khi có cảm xúc gì đó mà ghi lại được hay chia sẻ với ai thì lòng mình sẽ thấy nhẹ hơn. Em có rất nhiều cảm xúc và ý tưởng nhưng còn nhiều lắm những việc phải lo nên không viết được gì. Chị đã nghỉ hưu rồi, rảnh rang hơn em nhiều. Vậy chị có điều kiện để viết rồi đó chị ạ. Viết cho mình. Viết cho blog của em. Chị nhé!