Ngày nay là đúng 9 năm ngày mất của NS TCS. Dù ngày mai tôi phải lo một "việc lớn" nhưng ngày nay tôi tự cho phép mình sống cho cảm hứng âm nhạc của mình.
Xin kể cho những ai cùng gu thưởng thức âm nhạc nghe một kỷ niệm khá là ngộ nghĩnh giữa tôi và nhỏ bạn cùng cơ quan.
Trong thời gian về sinh sống ở quê (1989-1994), tôi có mua được một cuồn băng cassette có tên Sơn Ca 7, trong đó có mười mấy bài của TCS do KL hát - những bài thu âm hồi xưa, đệm bằng guitar thùng.
Tôi (và cả ông xã) ôm cuồn băng này nghe suốt cả năm trời, càng nghe càng ghiền chứ không chán.
Đến chừng trở xuống Cần Thơ, tôi quen với một đồng nghiệp cũng rất mê KL-TCS (1995). Tôi cho cô ta mượn băng này để sang lại (mua băng mới không có). Vợ chồng cô ta "nối nghiệp tụi tôi" cũng "ôm khư khư" cuồn băng này để nghe.
Tôi (một bên) và vợ chồng cô bạn (1 bên), bên nào cũng nghe, nghe hoài một thời gian thì nó bị đứt, bị nhão. Bị đứt thì nối lại (mất 1 đoạn), bị nhão thì "pó tay"!
Một hôm tôi nghe cô bạn than thở là cuồn băng Sơn Ca 7 của cô ta bị đứt mấy chỗ. Tôi nghĩ, chỗ bị đứt, bị nhão của "hai bên" không giống nhau: của bên này bị đứt thì của bên kia thế nào cũng còn nguyên. Nghĩ vậy, tôi nảy ra một "sáng kiến": tôi sẽ đem 2 cuồn bị đứt chọn lọc lại để sang thành 1 cuồn còn nguyên rồi sau đó sang lại cho cô ta cuồn băng nguyên đó. Cô ta nhất định không chịu vì sợ lỡ không khéo tôi làm tiêu luôn cái băng bị đứt đó, thà là còn bao nhiêu cô ta nghe bấy nhiêu cũng đỡ... ghiền. Tôi cam đoan cỡ nào cô ta cũng không tin vào "tay nghề" sang băng của tôi. Năn nỉ muốn gãy lưỡi mà không được, tôi đâm quạu và bắt đầu kể lể: "Ê! Nhờ ai mà nhỏ có được cuồn băng đó vậy? Có phải là nhờ con mẹ ốm này không? Vậy mà con mẹ ốm này có nhã ý chịu cực khổ để có cuồn băng nguyên cùng nghe mà cũng ráng cãi bướng! Sao vậy hả? hả?"
Cô bạn thấy tôi nổi giận nên hốt cái hền cười xòa rồi tìm cớ hoãn binh: "Để em về em hỏi ông xã em coi ổng chịu hông đã nhé!"
Xí! Xời ơi! có chuỵện cuồn băng cassette "nhỏ bằng ngón tay út" mà cũng hỏi ý cái ông xã ông cụ non đó nữa ư? Thấy mà ghét!
Sau đó tôi không nhắc tới vụ đó nữa, cô ta cũng lờ luôn... khà khà...
Sau đó ít lâu, tôi lùng được 1 cái đĩa CD Sơn Ca 7 (tất nhiên là có đầy đủ những bài trong cuồn băng đó), tôi khoái quá ghé nhà cho vợ chồng cô ta xem. Vợ chồng cô ta khoái quá, vội ra tiệm mua liền.
Bây giờ thì tôi quá khoái tỉ vì tìm được những bài này trên mạng.
Đảm bảo nghe tin này, hai vợ chồng họ sẽ bắt chước cho coi!
Mới hôm qua tôi kể cho cô ta nghe: "Ê nhỏ! có một anh ở Cà Ná viết bài nhân ngày giỗ TCS, ảnh có những cảm nhận y như tụi mình..." Cô ta cười khà khà... rồi bảo "Chị gởi cho em cái link đó đi, nha chị!"
Hết chuyện!
PhNga (bài cũ) - 02/5/2010Để nhớ SƠN CA 7
(băng cassette tôi đã "ôm ấp" một thời!!!)
(băng cassette tôi đã "ôm ấp" một thời!!!)
Sơn Ca là một chương trình nghệ thuật của nhạc sĩ Phương Linh (tức Nguyễn Văn Đông) được phát hành từ 1970 đến 1975 tại Sài Gòn, tất cả gồm 11 băng nhạc. Sơn Ca đã được thực hiện cho một số giọng ca nổi tiếng như Thái Thanh, Lệ Thu, Phương Dung, Giao Linh, Sơn Ca. Nổi tiếng hơn cả là cuốn Sơn Ca 7 với tiếng hát Khánh Ly và nhạc Trịnh Công Sơn.
Danh sách các băng nhạc Sơn Ca:
1. Sơn Ca 1: Chủ đề: Những chuyến đi mùa ly biệt
2. Sơn Ca 2: Xuân 72 - Xuân hạnh phúc, xuân nhớ nhau
3. Sơn Ca 3: Mừng Giáng sinh – Tình yêu và thanh bình
4. Sơn Ca 4: Chủ đề: Đưa em vào hạ
5. Sơn Ca 5: Tiếng hát Phương Dung
6. Sơn Ca 6: Tiếng hát Giao Linh
7. Sơn Ca 7: Tiếng hát Khánh Ly và ca khúc Trịnh Công Sơn
8. Sơn Ca 8: Tiếng hát Sơn Ca
9. Sơn Ca 9: Lệ Thu và những tình khúc tiền chiến
10. Sơn Ca 10: Tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long
11. Sơn Ca 11: Tiếng hát Phương Dung
Băng nhạc "Sơn ca 7"
"Sơn ca 7" vẫn được coi là "album" đỉnh nhất của dòng nhạc Trịnh qua tiếng hát Khánh Ly. "Đỉnh" ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng trên hết là bởi 2 lý do sau: Đầu tiên là bởi sự tập hợp 17 ca khúc trữ tình chủ yếu nói về thân phận và tình yêu thuộc hàng tiêu biểu, nổi tiếng nhất của Trịnh Công Sơn. Điểm thứ 2 thuộc về cách trình bày ca khúc: giọng ca Khánh Ly lúc thì mênh mang lúc thì réo rắt trên nền nhạc mộc mạc được đệm bởi một cây guitar duy nhất hoặc không cầu kỳ lắm.
Nội dung chương trình "Sơn ca 7" (phát hành ở Sài Gòn năm 1974) gồm:
01. Lời Giới thiệu
02. Tuổi đá buồn
03. Tình nhớ
04. Tình sầu
05. Nhìn những mùa thu đi
06. Cát bụi
07. Hát cho người nằm xuống
08. Thương một người
09. Tình xa
10. Như cánh vạc bay
11. Biển nhớ
12. Ru em từng ngón xuân nồng
13. Nối vòng tay lớn
14. Diễm xưa
15. Ướt mi
16. Gọi tên bốn mùa
17. Hạ trắng
18. Nghe những tàn phai
19. Chào tạm biệt
"Sơn ca 7" vẫn được coi là "album" đỉnh nhất của dòng nhạc Trịnh qua tiếng hát Khánh Ly. "Đỉnh" ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng trên hết là bởi 2 lý do sau: Đầu tiên là bởi sự tập hợp 17 ca khúc trữ tình chủ yếu nói về thân phận và tình yêu thuộc hàng tiêu biểu, nổi tiếng nhất của Trịnh Công Sơn. Điểm thứ 2 thuộc về cách trình bày ca khúc: giọng ca Khánh Ly lúc thì mênh mang lúc thì réo rắt trên nền nhạc mộc mạc được đệm bởi một cây guitar duy nhất hoặc không cầu kỳ lắm.
Nội dung chương trình "Sơn ca 7" (phát hành ở Sài Gòn năm 1974) gồm:
01. Lời Giới thiệu
02. Tuổi đá buồn
03. Tình nhớ
04. Tình sầu
05. Nhìn những mùa thu đi
06. Cát bụi
07. Hát cho người nằm xuống
08. Thương một người
09. Tình xa
10. Như cánh vạc bay
11. Biển nhớ
12. Ru em từng ngón xuân nồng
13. Nối vòng tay lớn
14. Diễm xưa
15. Ướt mi
16. Gọi tên bốn mùa
17. Hạ trắng
18. Nghe những tàn phai
19. Chào tạm biệt
01. Lời Giới thiệu + 02. Tuổi đá buồn
03. Tình nhớ
04. Tình sầu
05. Nhìn những mùa thu đi
06. Cát bụi
07. Cho một người nằm xuống
08. Thương một người
09. Tình xa
10. Như cánh vạc bay
11. Biển nhớ
12. Ru em từng ngón xuân nồng
13. Nối vòng tay lớn
14. Diễm xưa
15. Ướt mi
16. Gọi tên bốn mùa
17. Hạ trắng
18. Nghe những tàn phai
(PhNga sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét