Một lần về quê, chuyến đi tôi và cô bạn đi theo đường qua bắc Năng Gù, tức đi qua Hòa Hảo... đến Chợ Vàm, rồi Phú Lâm... đến Long Sơn...
Đến khoảng cây số mười mấy gì đó (ở Phú Lâm) thì trời đã xế chiều và đột ngột đổ mưa. Vì gấp đi để kịp ghé nhà anh bạn (Lê Hữu Hạnh) trước khi trời tối nên bọn tôi cứ dầm mưa mà đi. Dù bị ướt lạnh và đang vội vã, bọn tôi vẫn không thể không đi chậm lại để chiêm ngưỡng một cảnh đặc biệt - cảnh mấy đứa học trò, trai có, gái có (mà trai nhiều hơn gái), độ chừng là vào tuổi học tiểu học hoặc lớp sáu là cùng, dầm mưa gò lưng trên những chiếc xe đạp, phần nhiều là "cà tàng", hối hả đạp về nhà. Các cháu chở lỉnh kỉnh phía sau nào là cái cặp da, nào là giày dép, chai nước,... nhìn giống như là những tay thợ người lớn đi làm về. Nhìn các cháu tuy sức vóc nhỏ bé, gầy gò nhưng có vẻ tháo vát và lanh lợi, chúng tôi thấy thương và cảm phục quá chừng! Nếu trời nắng ráo thì chắc chắn chúng tôi sẽ dừng lại làm quen với các cháu và xin vài kiểu hình kỷ niệm rồi. Thật là tiếc!
Đến khoảng cây số mười mấy gì đó (ở Phú Lâm) thì trời đã xế chiều và đột ngột đổ mưa. Vì gấp đi để kịp ghé nhà anh bạn (Lê Hữu Hạnh) trước khi trời tối nên bọn tôi cứ dầm mưa mà đi. Dù bị ướt lạnh và đang vội vã, bọn tôi vẫn không thể không đi chậm lại để chiêm ngưỡng một cảnh đặc biệt - cảnh mấy đứa học trò, trai có, gái có (mà trai nhiều hơn gái), độ chừng là vào tuổi học tiểu học hoặc lớp sáu là cùng, dầm mưa gò lưng trên những chiếc xe đạp, phần nhiều là "cà tàng", hối hả đạp về nhà. Các cháu chở lỉnh kỉnh phía sau nào là cái cặp da, nào là giày dép, chai nước,... nhìn giống như là những tay thợ người lớn đi làm về. Nhìn các cháu tuy sức vóc nhỏ bé, gầy gò nhưng có vẻ tháo vát và lanh lợi, chúng tôi thấy thương và cảm phục quá chừng! Nếu trời nắng ráo thì chắc chắn chúng tôi sẽ dừng lại làm quen với các cháu và xin vài kiểu hình kỷ niệm rồi. Thật là tiếc!
Lúc đó tôi lại nhớ chuyện ngày xưa... Có lần, một thầy/cô nào đó có nói đến và so sánh "cọng giá" với "cây đậu"... Chiều hôm đó tôi đã tận mắt được nhìn những "cây đậu" nhỏ bé, thật ấn tượng! Nhìn những “cây đậu” nầy thì biết ngay là đa số chúng chưa được bồi dưỡng đúng mức để phát rriển tốt nhất thể chất của mình, nhưng một điều chắc chắn là chúng sẽ dẻo dai, khéo léo và chịu đựng giỏi. Chả bù với những “cọng giá” ở chốn thị thành! Có “cọng giá” đến lớp năm vẫn chưa biết cầm đôi đũa, thậm chí đến lớp bảy vẫn còn “bị” đút cơm; đến lớp 12 mà đi học cha mẹ vẫn còn đưa đón! Cục vàng, quí tử cả mà, làm sao quí phụ huynh dám cho chúng tự đi trong điều kiện giao thông như hiện nay! "Gói", "úm" con em kỹ quá là do tấm lòng bao la của quí phụ huynh và do nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng e rằng nếu chỉ như vậy thì những “cọng giá” đó có thể sẽ khó thích nghi với cuộc sống đầy biến động này chăng? Ôi, giá mà “mầm non” nào cũng được chăm sóc và rèn luyện đúng mức để chúng trở thành những “cây đậu” mạnh khỏe, tốt tươi! Theo tôi, làm “cọng giá” mập mạp nhưng giòn yếu hay làm “cây đậu” còi cọc đều thật đáng tội nghiệp!
Cảm nghĩ trên đây của tôi xét ra thì cũng là “huề vốn”!?
Hình những "cây đậu" dưới đây
PhNga "chộp" ở Cần Thơ
PhNga "chộp" ở Cần Thơ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét