TT - “Tôi bắt đầu chấm bài văn của Hiếu lúc 22g30. Những câu văn chân thành của Hiếu khiến tôi không thể cầm được nước mắt. Khó có thể diễn tả thành lời tâm trạng của tôi lúc đó. Chỉ biết tôi cần phải chia sẻ điều này với ai đó”.
>> Read this on Tuoitrenews.vnĐó là bài văn điểm 9 của Nguyễn Trung Hiếu (ảnh), học sinh lớp 11 chuyên lý Trường THPT Hà Nội - Amsterdam. |
Cô Đặng Nguyệt Anh, giáo viên dạy văn lớp 11A1 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhớ lại thời điểm mình tiếp cận với bài viết của cậu học trò gầy nhỏ.
Yêu thương lan tỏa
“Tôi nhìn đồng hồ. Còn 5 phút nữa là 23 giờ đêm. Nhưng tôi không thể kìm lòng và đã nhắn tin cho cô Đào Phương Thảo, cô giáo chủ nhiệm lớp 11 chuyên lý. Chúng tôi nói chuyện với nhau rất lâu trong sự xúc động mãnh liệt. Tôi cũng gọi chồng tôi khi đó đang ngủ trở dậy để đọc bài. Hai vợ chồng ngồi im lặng rất lâu vì quá xúc động. Hai ngày sau, tôi vẫn không thoát khỏi trạng thái bần thần”- cô Nguyệt Anh kể lại.
Cô giáo dạy văn cho lớp chuyên lý đã lập tức trao đổi về những gì cô biết với ban giám hiệu Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và công đoàn trường để quan tâm hơn đến Hiếu. Một cách khéo léo, khi đề nghị Hiếu ra ngoài làm một việc khác, cô đã đọc bài văn cho cả lớp nghe. Hiếu không hề biết rằng gần như cả lớp chuyên lý đã khóc. Nhưng cô giáo và các bạn đã cố gắng tránh gây tổn thương bằng cách chỉ lặng lẽ chia sẻ với Hiếu bằng nhiều cách khác nhau, không bình luận, không trao đổi ồn ào.
Là một trong những giáo viên thường lựa chọn ra đề kiểm tra theo hướng mở, cô Nguyệt Anh giải thích: “Tôi không muốn dạy học văn là chỉ dạy văn bản trong sách giáo khoa, mà tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, quan niệm về các vấn đề trong cuộc sống. Đề văn càng gần gũi với học sinh, càng khơi dậy hứng thú của các em. Đó là một “kênh” để hiểu và chia sẻ thêm với học sinh của mình”.
“Bài văn này tôi cho học sinh làm ở nhà. Trong khi các em đều sử dụng máy tính để viết bài thì Hiếu viết bằng tay. Sau này, tôi mới biết nhà Hiếu không có máy tính để làm bài”- cô Nguyệt Anh kể.
Trong phần văn nghị luận của lớp 11, khi yêu cầu học sinh làm bài tập kiểm tra ở nhà, cô Nguyệt Anh lựa chọn cách ra đề mở “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”. “Thật ra, đề tài này đã được tôi hẹn trước với học sinh từ năm lớp 10. Học sinh có thể có những cách nghĩ khác nhau về đồng tiền. Việc yêu cầu học sinh như vậy cũng là cách để có thể gián tiếp tác động đến suy nghĩ, cách sống của học sinh” - cô Nguyệt Anh cho biết.
Sự đồng cảm của nhiều học sinh Trường Hà Nội - Amsterdam qua bài văn trên chứng tỏ các em đã không thờ ơ, đã biết cảm thông và trân trọng Hiếu, chứng tỏ nghị lực của Hiếu đã chạm đến trái tim nhiều học sinh. Đây là nhận xét của một số thầy cô giáo ở Trường Hà Nội - Amsterdam.
“Chúng tôi không sốc...”
“Không phải đợi đến khi báo chí đăng bài văn của Nguyễn Trung Hiếu, nhà trường, các thầy cô và nhiều bạn bè của Hiếu đã biết trước về cảnh ngộ của em”- thầy Phạm Văn Đại, hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Hiếu là một trong những trường hợp học sinh được thầy cô, ban đại diện phụ huynh rất quan tâm. Nhưng Hiếu là cậu bé rất nhạy cảm, giàu lòng tự trọng. Hiếu đã nhiều lần từ chối sự giúp đỡ vật chất từ người khác. “Chính vì vậy, khi biết chuyện của Hiếu, tôi, cô giáo chủ nhiệm, bạn bè trong lớp rất thận trọng. Đây là điều lý giải vì sao Hiếu chỉ chấp nhận “vay tiền của thầy cô giáo, khi nào thành đạt sẽ xin trả lại” mà không muốn nhận sự giúp đỡ vật chất trực tiếp” - cô Nguyệt Anh nói.
“Chúng tôi không sốc vì biết rõ hoàn cảnh của Hiếu và cả cá tính của em. Nhà trường giúp đỡ Hiếu như giúp đỡ nhiều em học sinh khác, nhưng chúng tôi rất thận trọng tránh những tổn thương, mặc cảm”- cô Nguyệt Anh chia sẻ khi đề cập đến phản ứng của thầy cô, bạn bè Hiếu sau khi câu chuyện về Hiếu được nhiều người biết tường tận.
“Em có thể tự lo” Sau một ngày bỗng dưng được quá nhiều người quan tâm, Nguyễn Trung Hiếu tâm sự: “Em cảm ơn và trân trọng tình cảm của mọi người. Nhưng số tiền mà mọi người gửi đến giúp đỡ, em chỉ dành phần nhỏ để thuốc thang cho mẹ, còn lại sử dụng để giúp đỡ các bạn học sinh khó khăn khác thông qua chương trình “Thắp sáng bản em” mà em đang tham gia làm tình nguyện, xây dựng tủ sách cho trẻ em Mường Tè. Chắc chắn bố mẹ sẽ hiểu vì bố mẹ sống vì em. Em vui vì đem lại niềm vui cho người khác thì bố mẹ sẽ ủng hộ. Riêng bản thân em, em có thể tự lo được cho mình. Em sẽ cố gắng học tốt, sống tốt để không phụ lòng tốt của mọi người”. |
VĨNH HÀ - NGỌC HÀ
- Xem bài gốc và các ý kiến phản hồi
- Khóc vì thấy mình trong đó
- Khóc vì thấy mình trong đó
TTO mời bạn đọc lại một số bài viết liên quan: Thư gửi mẹ” gây xúc động cộng đồng mạng II Bài văn “nghĩ về tiền” đong đầy yêu thương II Tiền làm ta đau khổ hay hạnh phúc? II Cho nụ hoa bung cánh II Gieo mầm hạnh phúc II Khóc vì thấy mình trong đó II Nâng niu những dòng Thư gửi mẹ (Bạn Nguyễn Trung Hiếu đã được vinh dự bầu chọn là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu thủ đô năm 2011 - TTO) |
Ngày 31/12/2011 bổ sung
Những người đáng nhớ của năm 2011
TTO - Một năm, thường những điều không vui sẽ đọng lại lâu hơn, như tai nạn đau thương,"hố tử thần"...Nhưng khi năm mới đã thấp thoáng bên thềm năm cũ, lòng người chỉ còn muốn giữ lại những điều tốt đẹp.
Và năm 2011, trong cái nhìn lại của cá nhân tôi, những người tốt - những người làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn - chính là những điều đáng lưu giữ nhất.
1. Bài văn đong đầy yêu thương của em Nguyễn Trung Hiếu (lớp 11 chuyên lý Trường THPT Hà Nội - Amsterdam) đã làm rất nhiều người đọc phải rơi nước mắt. Những giọt nước mắt ấy chính là sự xúc động trước hoàn cảnh lẫn tấm lòng hiếu thảo của Hiếu, để rồi mỗi người tự thấy phải luôn lạc quan, nỗ lực vượt lên mọi khó khăn của cuộc đời.
Bài học về chữ tiền mà đề văn đem lại cũng cho chúng ta tự ngẫm nhiều điều. Những đề văn như thế này không chỉ cần cho các em học sinh mà còn cho tất cả chúng ta.
2. Anh Nguyễn Cường, người tay không lao ra biển cứu người. Xin được ghi lại hai đoạn trong bài Tay không vượt sóng cứu 10 người trên Tuổi Trẻ Online: "Trong vụ chìm tàu kinh hoàng vào trưa 25-12, một ngư dân của làng biển Cửa Đại đã không quản sóng biển dữ dội, rét mướt buốt giá, tay không lao ra biển cứu 10 chiến sĩ bộ đội gặp nạn ở Cửa Đại. Đó là anh Nguyễn Cường (41 tuổi, làng Cửa Đại, Hội An)".
"Sóng biển cấp 6, gần bờ đã thấy những con sóng cao 2-3m chồm vào bờ. Trời rét buốt, thấy anh Cường lao ra có người cản lại nói: “Mi ra đó mà bỏ vợ bỏ con thì răng?”. Anh Cường không nói không rằng quyết lao xuống con nước, sải tay hết sức rướn qua sóng về phía những cánh tay kêu cứu".
Và nếu theo dõi kỹ tuyến thông tin này sẽ thấy không chỉ anh Nguyễn Cường mà còn nhiều người dân và chiến sĩ khác của Hội An đã hết lòng dốc sức tham gia cứu nạn.
Thế mới thấy sinh mạng của con người quý làm sao. Và quý hơn nữa là tấm lòng của con người đối xử với nhau.
Anh Nguyễn Cường kể lại hành trình cứu 10 người gặp nạn trưa 25-12 - Ảnh tư liệu |
Xem video do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện |
Mời xem thêm Tuổi Trẻ Online: Chìm tàu ở Cửa Đại, cứu sống 28 người II Vật vã cứu người trên biển Cửa Đại II Vẫn chưa tìm được 5 chiến sĩ mất tích II Tìm thấy đủ thi thể chiến sĩ mất tích ở Cửa Đại |
3. "Hiệp sĩ" Nguyễn Tăng Tiên hay còn gọi là Tiên "bánh mì": Anh Tiên, không chỉ vì sự trùng tên, mà còn vì những hành động dũng cảm của mình đã xứng đáng được mọi người trìu mến gọi "Lục Vân Tiên" của thời nay. Những hành động bắt cướp của anh Tiên rõ ràng đã làm ấm lòng mọi người như đúng tựa đề một bài báo trên Tuổi Trẻ Online: Ấm lòng khi có anh Tiên.
Anh Nguyễn Tăng Tiên kể lại khi bị hai đối tượng cầm mã tấu xông vào nhà chém vào sáng 5-9 - Ảnh tư liệu |
Vui hơn nữa, anh Tiên còn có rất nhiều người bạn của Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, còn có sự đồng lòng ủng hộ của mọi người. Chữ "hiệp sĩ" bấy lâu nay báo chí vẫn dùng trong dấu ngoặc kép, nay theo tôi không cần nữa, bởi những hành động bất chất nguy hiểm của họ xứng đáng hai chữ: hiệp sĩ.
Dẫu thế vẫn mong các cơ quan chức năng như công an, chính quyền địa phương quản lý tốt hơn để người dân không phải làm hiệp sĩ bất đắc dĩ, đối mặt với bọn côn đồ bất chấp thủ đoạn.
|
4. Anh thợ hồ sống đẹp: Chính là anh Nguyễn Vũ Trường Giang, người thợ hồ đã lao ra dòng sông Sài Gòn cứu sống cô gái nhảy cầu Thủ Thiêm tự tử.
Anh Nguyễn Vũ Trường Giang và vợ con trong ngôi nhà tạm rộng khoảng 4m2 lợp tôn cũ bên sông Bà Hiện, Q.9, TP.HCM - Ảnh tư liệu |
“Khi anh Giang kéo được nạn nhân lên bờ, mọi người vẫn đứng im vì mùi nước sông hôi kinh khủng. Anh ấy bắt đầu dốc ngược chị P. rồi chạy, vừa chạy vừa xốc. Tôi cứ tưởng anh ấy là người thân ruột rà của nạn nhân - chị Thủy xúc động - Nghe mọi người nói người phụ nữ đứng ôm con chờ chồng bên bờ sông chính là vợ của anh Giang, tôi đã chạy đến hỏi thăm. Khi biết anh ấy chỉ làm nghề thợ hồ, tôi đã thốt lên: Trời, một anh thợ hồ cứu người, điều đó đẹp quá!”.
Suốt ngày 28-2, hàng chục bạn đọc không quen biết gì với cả anh Giang và chị P. đã đến bờ sông Bà Hiện (Q.9, TP.HCM) cũng như Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (Q.1) để chia sẻ niềm vui chung. Với anh Giang, mọi người thán phục. Với chị P., ai nấy đều cảm thông và ước mong cô tiếp tục sống.
Đọc lại những dòng này để kiểm tra lại thông tin, tôi xúc động vô cùng và cũng tò mò không biết từ đó đến nay chị P., và anh Giang nữa, cuộc sống sao rồi?
5. Người mẹ Mai Anh và "vì tôi là mẹ": Câu chuyện về bé Thiện Nhân - một cậu bé vừa ra đời đã bị mẹ ruột vứt bỏ, bị chó cắn xé mất một chân và bộ phận sinh dục, hàng ngàn con kiến lửa bu đốt khắp mình mẩy... cách đây đã 5 năm được Tuổi Trẻ trở lại cũng đã tạo trong tôi rất nhiều cảm xúc.
Nhưng đọng lại mãi trong tôi là tình thương yêu, là những việc làm của người mẹ Mai Anh. Những ngày cuối năm, được đọc những bài viết về người mẹ này để thêm lần nữa hiểu thêm tấm lòng người mẹ. Thật hạnh phúc cho những ai có mẹ, còn có mẹ.
Mẹ Mai Anh và bé Thiện Nhân trong một chuyến điều trị tại Mỹ - Ảnh tư liệu |
Mời xem thêm trên Tuổi Trẻ Online: Xin một vé đến trưởng thành II Hi vọng từ Thiện Nhân II Vì tôi là mẹ II Chú lính chì dũng cảm II Vòng quanh thế giới II Nhọc nhằn trang cổ tích |
6. Thai phụ lao ra đường sắt cứu người: chị Nguyễn Thị Nhàn (26 tuổi, nhân viên gác chắn của Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên) dù đang mang thai sáu tháng đứa con đầu lòng vẫn lao vào cứu một cháu bé trước khi đoàn tàu lừ lừ lao tới.
Một hành động dũng cảm nữa xứng đáng được tôn vinh. “Cứu xong rồi thì thôi, có chi mô mà khen thưởng” - câu nói của chị Nhàn khi nghe tin mình được Tổng công ty Đường sắt khen thưởng cũng đáng trân trọng làm sao.
Hằng ngày chị Nhàn vẫn đều đặn gác chắn - Ảnh tư liệu |
Mời xem thêm trên TTO: Bộ trưởng Đinh La Thăng gửi thư khen chị Nhàn II Khen thưởng một phụ nữ có thai cứu người II Thai phụ lao ra đường sắt cứu người |
7. Ngư dân cứu sống hơn 30 người: Nếu không có những ngư dân can trường và nhanh nhẹn thì vụ chìm phà sáng 21-11 đã trở thành thảm họa với người dân ở xóm cù lao xã Tam Hải (huyện Núi Thành, Quảng Nam). Hơn 30 người dân đã được cứu thoát. Riêng ông Đinh Tấn Tàu - 37 tuổi, ngư dân trên một ghe giã cào - một mình cứu sáu người thoát chết, trong đó có ba người già và ba trẻ em. Những thông tin trích lại từ bài báo Ngư dân cứu sống hơn 30 người có lẽ đã đủ để nói lên nhiều điều.
Ông Đinh Tấn Tàu một mình cứu sáu người thoát chết - Ảnh: Doãn Hoàng |
8. Cậu bé ba lần cứu bạn: Và trong lần thứ ba, cậu bé này đã vĩnh viễn ra đi. Đó là Trần Văn Nguyên (học sinh lớp 7 Trường THCS Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Trước đó ngày 8-9, Nguyên đã dũng cảm lao ra giữa hồ nuôi tôm cạnh nhà để cứu bạn mình là Nguyễn Văn Thời, nhưng khi đưa được bạn lên bờ thì Nguyên đã kiệt sức và chìm dần giữa dòng nước lạnh.
Video cậu bé 3 lần cứu người đã tử vong |
9. Và còn những điều đáng nhớ nữa là những tuyên bố, những hành động quyết liệt của những vị tân bộ trưởng: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ...
Mong rằng năm tới những bộ trưởng sẽ tiếp tục nói đi đôi với làm và có thêm nhiều hành động quyết liệt để phát triển đất nước, để sao cho trong năm 2012, bạn đọc không còn phải đọc thông tin như: “Chấm điểm” các bộ ngành của chính phủ: Không bộ nào khá.
10. Ngoài ra, còn một số chuyện khác cũng rất đáng nhớ trong năm 2011, tôi đã chịu khó tìm kiếm, nếu bạn có thời gian nên đọc lại, nhớ lại để thấy ấm áp cuộc đời, như:
|
Bạn có thể thêm những điều đáng nhớ nhất của mình trong năm qua, để danh sách của tôi được dài hơn, sinh động hơn. Chúc mọi người một năm mới nhiều lạc quan, nhiều niềm tin yêu cuộc sống!
CanonD
NGƯỜI TỐT trên đời này vẫn còn nhiều lắm!
Trả lờiXóaĐọc những bài trên để còn có niềm tin vào đời, vào người.