Lâm Hữu
Chúng ta sống nhưng chẳng mấy ai hài lòng về chính mình, về cuộc đời này và thỉnh thoảng phải đối mặt với cái chết – của người thân, bạn bè, hàng xóm, người dưng và của chính mình - Liệu chúng ta có quyền gì trong hai vấn đề trọng đại của đời người là sống và chết không?
Khi cất tiếng khóc chào đời ta đã không có chút quyền lựa chọn nào rồi. Ta được sinh ra ở đâu, con ai, vào lúc nào, sắc tộc gì… dường như tạo hóa đã sắp đặt hết hay ngẫu nhiên nó thế 1), ta chẳng có quyền chi. Rồi người vui mừng là ông bà cha mẹ, họ tổ chức đầy tháng, thôi nôi và đặt tên cho ta nữa, trong khi đó ta chẳng hay biết gì. Ta chẳng thể có cách chi ý kiến với cuộc sống được vì lúc có ý kiến thì ta đã có mặt ở cõi đời này rồi.
Còn cái chết thì sao, ta cũng chẳng có quyền gì nốt. Dù muốn dù không, dù có chống trả thế nào thì cuối cùng ai cũng phải chết. Khi chết đi rồi chắc hẳn là không còn cảm giác chi nữa, thế nên tri thức, của cải, danh tiếng và những người ta từng quen biết cũng thành hư vô. Liệu chết đi có tái sinh, kiếp sau, luân hồi nghiệp báo không 2)? cái ấy ai mà biết được thế nên đừng bận tâm làm gì, nói như ông Khổng Tử “chuyện sống chưa biết hết thì sao biết chuyện chết”. Tóm lại thì ai cũng phải chết và chết đi rồi thì chẳng mang theo được cái chi.
Còn cuộc sống hiện tại, có lẽ ta có chút ít quyền can thiệp nhưng tôi lại cay cú câu nói của nhà Phật “đời là bể khổ 3)”, mặc dù chẳng ưa gì câu đó nhưng ông ấy nói quá chí phải: tính chất của lửa là nóng, của cuộc đời là khổ, không khổ sao gọi là cuộc đời. Chắc sẽ có nhiều bạn (mà tôi cũng vậy) phản đối rằng quan điểm như vậy quá bi quan, tiêu cực, sống làm gì; hãy quên nó đi và hướng đến những niềm vui, cái đẹp, niềm hạnh phúc trong cõi đời này; quan niệm như thế cũng chẳng sai nhưng hãy cẩn thận vì rất có thể ta đang sống trong vỏ bọc giả tạo của hạnh phúc (tôi lại ví von nghĩ đến nhân vật Bêlicốp trong “Người trong bao” của Sêkhốp). Có thể hôm nay ta đang trẻ khỏe, hăm hở trong cuộc sống, có tình yêu ngọt ngào, danh tiếng, thu nhập cao, bạn bè khắp chốn… đang rất yêu đời, hài lòng với cuộc sống này và thấy rằng “đời là bể sướng”, nhưng những thứ ây chẳng bền vững (vì thế ai có rồi thì cố nắm thật chặt), rất dễ mất đi và ta lại phải đối mặt với cái khổ của cuộc đời: ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, ngũ ấm xí; còn cái khổ sinh, lão, bệnh, tử thì có mà chạy đằng trời. Vì thế nhân lúc sống mà chưa bị khổ nhiều thì cần phải giải quyết trước cái khổ để khi đối mặt với nó ta còn biết đường mà lần, mà giảm bớt cải khổ, làm cho đời nó sướng lên, nếu làm tốt đạt tới cảnh giới cao thì trạng thái ấy cũng có thể được coi là niết bàn (Phật giáo), thiên đường (Kitô, Cơ đốc giáo hay đạo thờ thiên Chúa), còn Cao Đài (đại đạo tam kỳ phổ độ) thì nói dễ hiểu hơn: xây dựng một thiên đàng tại thế.
Ngồi rảnh rỗi đặt vấn đề suy ngẫm chơi cho vui thế thôi, chứ nói thì dễ òm, ai mà chẳng nói được. Vấn đề quan trọng là làm cách chi cho đời nói bớt khổ, nó sướng lên mới khó 4).
---------------
1) Có nhiều cách lý giải trong các tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn trong Phật giáo có nghiệp, tái sinh, lý nhân duyên.
2) Có một số người có công năng đặc biệt, họ dùng siêu ngũ giác quan có thể thâm nhập vào thế giới ẩn tánh, thế giới siêu hình và “thấy” được những điều người thường chẳng thể thấy như kiếp trước, linh hồn, người ngoài địa cầu… Những thứ đó ta không hề biết, chưa chứng ngộ được vì thế chẳng thể tin ngay.
3) Thật ra thì nhà Phật không nói như thế, viết vậy là theo cách hiểu của đa số. Phật giáo không bi quan cũng không lạc quan, Phật giáo thực tiễn và nhìn sự vật một cách khách quan.
4) Các tôn giáo đều chỉ ra con đường để giải thoát khổ đau. Như trong công giáo thì phải có niềm tin và làm theo lời dạy của đấng Kito; còn Phật giáo thì đã chỉ ra con đường bát chánh đạo, con đường trung đạo… Tuy nhiên vấn đề giải quyết sự đau khổ không hề đơn giản như vậy mà đòi hỏi phải có sự tu tập công phu và đi đúng hướng.
Ngồi rảnh rỗi đặt vấn đề suy ngẫm chơi cho vui thế thôi, chứ nói thì dễ òm, ai mà chẳng nói được. Vấn đề quan trọng là làm cách chi cho đời nói bớt khổ, nó sướng lên mới khó 4).
---------------
1) Có nhiều cách lý giải trong các tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn trong Phật giáo có nghiệp, tái sinh, lý nhân duyên.
2) Có một số người có công năng đặc biệt, họ dùng siêu ngũ giác quan có thể thâm nhập vào thế giới ẩn tánh, thế giới siêu hình và “thấy” được những điều người thường chẳng thể thấy như kiếp trước, linh hồn, người ngoài địa cầu… Những thứ đó ta không hề biết, chưa chứng ngộ được vì thế chẳng thể tin ngay.
3) Thật ra thì nhà Phật không nói như thế, viết vậy là theo cách hiểu của đa số. Phật giáo không bi quan cũng không lạc quan, Phật giáo thực tiễn và nhìn sự vật một cách khách quan.
4) Các tôn giáo đều chỉ ra con đường để giải thoát khổ đau. Như trong công giáo thì phải có niềm tin và làm theo lời dạy của đấng Kito; còn Phật giáo thì đã chỉ ra con đường bát chánh đạo, con đường trung đạo… Tuy nhiên vấn đề giải quyết sự đau khổ không hề đơn giản như vậy mà đòi hỏi phải có sự tu tập công phu và đi đúng hướng.
**********************
Học cách chết
Phan Thị Vàng Anh (2002)
Khi chị tôi còn học Y, tôi đã từng được đến Trung tâm Ung bướu, chỗ chị thực tập. Tôi cũng có đến Trung tâm Huyết học; tại đấy, có khá nhiều bệnh nhân ung thư máu được điều trị.
Những người bệnh ung thư, tôi vẫn nhìn người ta thương cảm; vừa thương vừa sợ có ngày cái bệnh ấy vận vào mình, không biết khi ấy mình sẽ đối phó ra sao. Mình có còn làm việc không? Mình có còn đi học thêm không? Hay là mình tự tử?...
Rồi ông tôi mất vì bệnh ung thư. Tôi đã biết không khí của một gia đình có người bệnh nặng là thế nào, dù rằng người bệnh vẫn làm việc cho đến phút chót, cho đến khi ông mất ý thức và sống như một em bé trong nhiều tháng. Tôi nhớ khi đó, thỉnh thoảng có một ma xơ vẫn đến thăm. Cô giúp đỡ gia đình tôi cả về vật chất lẫn tinh thần. Cô tặng ông tôi cuốn sách về Thiền, cô nói với ông tôi những câu chuyện để ông tôi thấy cái chết là nhẹ nhàng.
Làm sao để thấy cái chết là nhẹ nhàng đây ? Tôi cũng có một thời gian đến những lớp học thêm của các xơ. Có một lần, xơ nói, chúng ta là những đứa con xa nhà, đi học nội trú ở trên đời. Khi nào chết là học xong, về với cha mẹ. Nhưng mà, tôi không thích cái thuyết này, vì thấy có những người sống rất dài mà có vẻ chẳng đi học gì cả, còn có những người đang là học trò giỏi mà sao lại phải về nhà sớm?
Lại có người nói, khi mình chết, mình như rơi xuống một cái ống rất to và sâu. Trên đường rơi, cả cuộc đời sẽ hiện lại, những lúc mình đau khổ, những khi mình vui sướng... Rồi rơi phịch xuống một cánh đồng. Ðồng mênh mông đầy hoa và cỏ. Ðồng giống như trong các phim về cõi tiên, nhưng ở đây không thấy tiên, mà đón mình là những người thân đã mất. Nhưng gặp lại người thân đâu có nghĩa là có lại tất cả!
Có lý thuyết nào thực sự làm người ta nguôi được nỗi buồn, khi đến một cái hạn cận kề mà mình đã biết, mọi thứ sẽ mất hết, sẽ tuột khỏi tay mình hết, và cái cuộc đời là duy nhất này, thế là xong, mọi nỗ lực từ trước tới nay chẳng để làm gì nữa. Từ đây cho đến mãi mãi, chẳng bao giờ được quay trở lại, để bước đi trên đường, để vuốt ve một con chó, để ngồi uống cà phê vào những sáng chẳng đi làm...
hị Phạm Thị Oanh khi ấy đang theo học một lớp Tâm lý. Một ngày kia, chị phát hiện ra mình bị ung thư. Và thế là chị trở thành bệnh nhân của Trung tâm Ung bướu. Ở trong bệnh viện, chị không quên làm công việc an ủi tinh thần cho những người đồng bệnh. Ra viện rồi, chị vẫn quay lại với họ, gặp nhau mỗi tuần. Họ ngồi một vòng với nhau, và nói.
Những người bệnh này, họ nói gì với nhau? Họ nói gì về cái chết? Họ tìm ra cách gì để biến những ngày còn lại trên đời thành những ngày nhẹ nhàng cho cả mình, cho cả người thân? Làm cách nào để chuyện ra đi mãi mãi (dù trước hạn) không có gì phải vật vã?... Ðó là nội dung cuốn sách mà chị viết lại sau đó. cuốn "Người Bệnh Ung Thư Ði Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống" (NXB Trẻ - 1999)
Sách viết rất hay. Vừa tình cảm (bởi vì tác giả - người bệnh rút ruột ra viết), lại thực tế, cũng bởi vì do chính tác giả - người bệnh viết, sau khi đã loay hoay thử mọi phương cách để tự trấn an mình. Nhưng cái hay nhất của sách là không phải chỉ áp dụng nó cho những người mắc bệnh ung thư, mà nó có thể dùng được cho tất cả mọi người, cho mọi hoàn cảnh khó khăn, từ chán đời, thất bại, thất tình... Ðó là thường chúng ta, vào những lúc khó khăn, đau yếu, thì hay xấu tính; và ai ở cạnh ta nhất, quen ta nhất, thì hay bị "ăn đòn" nhất. Cuốn sách này dạy thêm cho những ai đang gặp khó khăn (tinh thần hay thể chất) biết cách biến những lúc khó khăn đó (dù là dịp khó khăn cuối cùng trong đời) thành những dịp để biết thêm cuộc đời, để sửa hết những gì mình làm không đúng trước đó, để trong mắt người thân mình không phải là gánh nặng.
"Trời đất ký thác cho ta hình thể, dùng sinh mệnh làm ta mệt nhọc, dùng già lão khiến ta an dật, dùng cái chết giúp ta nghỉ ngơi." (Trang Tử)
Ðã có nhiều sách dạy cách sinh, cách sống, cách hưởng tuổi già, nhưng chưa có nhiều sách dạy cách chết. Thì đây là một cuốn, mà đọc xong rồi lại thấy yêu cuộc đời này hơn, bởi vì sống hay chết gì cũng thuộc về nó. Vả lại, "Chết là một kinh nghiệm hay, tiếc là có mỗi một lần."
Mà có lẽ, phải biết cách chết sao cho ra chết trước đã, thì họa chăng sống mới ra hồn.
******************************
Sống với chết
(Trần Nhuận Minh, Bốn Mùa)
Sống ao ước muốn mong mọi thứ
Chết một đồng một chữ không theo
Thế gian cái sướng, cái nghèo
Cái danh, cái lợi là điều mộng mơ
Sống được những phút giây thoải mái
Kiếp con người được lãi thế thôi
Bao nhiêu những phút vui cười
Ấy là phần thưởng mà trời ban cho
Sống với những buồn lo ngày tháng
Sống nhọc nhằn với sáng hôm mai
Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn chơi
Thật là cuộc sống phí hoài biết bao
Cái chết kia, ai nào đã thoát
Số mệnh, trời định đoạt, ai hay
Được vui, hãy biết hôm nay
Vì đời những cái rủi, may bất thường
Phúc với họa, đôi đường ai biết
Tạo điều vui, tiêu diệt ngàn sầu
Chẳng nên mong quá sang giàu
Tháng ngày mải miết đâm đầu đổ đuôi
Cho mệt xác để rồi cũng chết
Lãi trên đời là biết sống vui
Nghèo mà lòng dạ thảnh thơi
Còn hơn giàu có suốt đời lo toan
Chỉ tại bởi lòng tham ra cả
Thành cuộc đời vất vả quanh năm
Óc đầu suy nghĩ chăm chăm
Đôi tay chỉ muốn quắp năm, vơ mười
Sao không nghĩ kiếp người là mấy
Gương thế gian trông thấy rõ ràng
Sống thời tay trắng không mang được gì
Còn được sống, tiêu đi là lãi
Chết thiệt thòi, vừa dại, vừa ngu
Bản thân chỉ biết có thu
Chi ra lại sợ không bù được ngay
Thành cuộc sống tháng ngày đầy đọa
Miệng có thèm cũng chẳng dám ăn
Lòng còn đo đắn băn khoăn
Những cân nhắc chán lại dằn xuống thôi
Sao chả biết con người là quý
Sống coi tiền như vị thần linh
Để tiền sai khiến được mình
Thật là hèn hạ đáng khinh, đáng cười
Trong vạn vật con người là quý
Của làm ra còn mất như chơi
Chỉ duy có một con người
Tan ra là hết muôn đời còn đâu?
THỬ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT HƠN
Trả lờiXóahttp://dantri.com.vn/c25/s135-249389/thu-chet-de-song-tot-hon.htm