(Bài này đã được đăng trên Tập san TTKH số 3
của trường CĐCT)Chân chất, giản dị, nhiệt tình, có ý chí, khiêm tốn, đó là những cảm nhận của tôi về em qua những lần tiếp xúc.
Lần đầu, sau khi nghe tôi nói mục đích của cuộc tiếp xúc, em đã ngập ngừng nói lời từ chối với lý do những gì thuộc về mình đều rất bình thường. Nhưng những điều tôi biết được về em không hề bình thường chút nào. Những thành quả em đạt được trong quá trình học tập và rèn luyện đã vẽ lên trong tâm trí tôi những “đường biểu diễn” đi lên khá ngoạn mục.
Lần đầu, sau khi nghe tôi nói mục đích của cuộc tiếp xúc, em đã ngập ngừng nói lời từ chối với lý do những gì thuộc về mình đều rất bình thường. Nhưng những điều tôi biết được về em không hề bình thường chút nào. Những thành quả em đạt được trong quá trình học tập và rèn luyện đã vẽ lên trong tâm trí tôi những “đường biểu diễn” đi lên khá ngoạn mục.
Học tập: từ KHÁ đến GIỎI
Em được sinh ra và lớn lên trong môt gia đình nông dân ở xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Thu nhập từ nghề nông của gia đình em khá khiêm tốn, chỉ vừa đủ cho một cuộc sống đạm bạc. Có lẽ vì vậy mà từ lúc nhỏ em đã có ý thức lao động phụ giúp gia đình và tiêu xài tiết kiệm. Thời học phổ thông, em tham gia học tập với bản tính chuyên cần nhưng học lực năm nào cũng chỉ ở mức khá.
Vào học trường Cao đẳng Cần Thơ, năm đầu tiên em cũng chỉ đạt học lực khá. Vậy mà từ học kỳ II của năm thứ hai em đã vượt qua được “ngưỡng” đó và giữ vững học lực giỏi cho đến nay.
Tôi nghĩ, ở bậc đại học, khi mà môi trường sống ngày nay có quá nhiều cám dỗ, khi mà việc đánh giá của các giảng viên đối với HSSV không chịu bất cứ một áp lực nào nên hết sức khách quan,… thì thành tích học tập em đạt được như vậy nào phải là bình thường? Ngược lại, đó có lẽ là mơ ước của nhiều sinh viên?
Khi được hỏi về bí quyết học tập, em bảo rằng mình đâu có bí quyết gì đặc biệt mà kết quả đó phần rất lớn là nhờ sự tận tình dìu dắt, truyền đạt kiến thức của các thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè trong và ngoài lớp. Về phía em, em chỉ thực hiện theo sự hướng dẫn của các thầy cô: đi học đều; lên lớp thì tập trung nghe thầy cô giảng bài và ghi chép cẩn thận những kiến thức thầy cô truyền đạt; ở nhà ngày nào cũng xem lại bài cũ, xem trước bài mới trong sách; ngoài những cuốn giáo trình chính thức, còn mượn thêm nhiều tài liệu có liên quan để tham khảo thêm và ghi chép lại những điều bổ ích; chịu khó soạn bài cẩn thận cho các môn học trong quá trình ôn tập; lên mạng tìm thêm tài liệu khi cần thiết;…
Tôi nghĩ, khi mà một bộ phận HSSV thiếu ý chí trong thực hành những lời dạy của người đi trước, không ít còn học kiểu qua loa, đối phó,… thì việc em tuân thủ tốt những lời dạy bảo quí báu đó thì thật là đáng quí và đó không hề là điều bình thường như em đã khiêm tốn tự đánh giá.
Nói về em, thầy Bùi Huy Trang, chủ nhiệm khoa Kỹ Thuật–Công Nghệ và cô Nguyễn Thụy Bảo Uyên, GVCN lớp cũng đã xác nhận những ưu điểm của em trong học tập cũng như trong các mặt công tác khác của lớp, của khoa. Riêng thầy Huy Trang còn đặc biệt ngợi khen em về việc ghi chép tỉ mỉ trên lớp và chịu khó đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo để mở rộng, đào sâu kiến thức.
Khi tôi hỏi việc học của em bây giờ có gì khác biệt so với thời học phổ thông thì em ngẫm nghĩ giây lát rồi ngập ngừng bộc bạch:
- Thưa cô, có lẽ điểm khác biệt là em rất hứng thú học. Năm thứ nhất thì bình thường, nhưng lên năm thứ hai đi sâu vào chuyên ngành, em thấy được ý nghĩa của từng môn học đối với nghề nghiệp tương lai nên từ đó em rất hứng thú và nỗ lực trong học tập.
Thật vậy, qua vài buổi trò chuyện với em, tôi nhận thấy người thanh niên này rất hứng thú học tập và có những trăn trở rất chính đáng về vấn đề môi trường – vấn đề thuộc ngành học của em. Em tâm sự: “Có lần, em trông thấy một người khách nước ngoài đang làm việc ở trường ta tìm kiếm thùng rác để bỏ rác vào thùng mặc dù thùng rác ở xa chỗ người khách đứng và rác chỉ là một bọc nilon nhỏ đựng lon nuớc. Đây là hành động rất đơn giản song rất đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Từ đó, em thấy mình có trách nhiệm sẽ phải làm một việc gì đó để góp phần nhắc nhở mọi người có ý thức và hành động bảo vệ môi trường, đừng làm môi trường bị ô nhiễm thêm, ít nhất là đừng xả rác bừa bãi.”
Công tác Đoàn: từ PHÓ BÍ THƯ đến BÍ THƯ CHI ĐOÀN
Em được kết nạp vào tổ chức Đoàn TNCS HCM vào cuối bậc học THCS. Sau đó suốt ba năm học THPT, năm nào em cũng được bầu làm Phó Bí thư Chi Đoàn. Từ học kỳ II năm thứ nhất ở trường Cao đẳng đến nay, em liên tục giữ nhiệm vụ Bí thư Chi Đoàn. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, em đã đóng góp rất nhiều vào phong trào Đoàn nói chung, vào các hoạt động của lớp nói riêng.
Vài bạn bè của em, trong đó có em Trần Thị Mỹ Lạc đã có nhận xét về em như sau: “Bạn Minh là một Bí thư Chi Đoàn rất năng động. Bạn lại rất chịu khó trong học tập và đối xử rất tốt với bạn bè. Có thể giúp gì cho bạn bè thì bạn không bao giờ từ chối hoặc nệ công…”
Cô Hứa Như Ý, Ủy viên thường vụ BCH Đoàn trường, Chủ tịch Hội sinh viên trường CĐCT cũng có những nhận xét tương tự:
- Em Minh là một cán bộ Đoàn năng nổ và có tinh thần trách nhiệm. Dù chỉ làm Bí thư Chi Đoàn, không có tham gia BCH Đoàn trường nhưng khi BCH Đoàn trường có việc khẩn cấp, chẳng hạn như đưa các công văn đến các Chi Đoàn thì em Minh đều vui vẻ nhận và giúp rất nhiệt tình.
Cô còn cho biết thêm:
Phần thưởng xứng đáng và xứng đáng nhận phần thưởng
Với những thành tích học tập đã đạt được bằng ý chí, bằng chính công sức của mình, với những việc tốt đã làm một cách vô tư và tự nguyện, em đã được tập thể, các thầy cô và tổ chức Đoàn TN đánh giá cao. Từ đó, ngoài học bổng dành cho sinh viên giỏi, học bổng của Hội khuyến học trường Cao đẳng Cần Thơ, em còn liên tục vinh dự được bình chọn là cá nhân xuất sắc để nhận được những giải thưởng/học bổng cao hơn:
- Giải thưởng “Sao tháng Giêng” năm học 2008-2009 của BCH TƯ Hội Sinh Viên Việt Nam;
- Học bổng của Mobifone.
Gần đây nhất, em là 1 trong 15 đoàn viên được Đoàn trường Cao đẳng Cần Thơ khen thưởng trong “Tháng Thanh Niên” năm 2010.
Với những thành tích mà em đã đạt được, với ý chí vươn lên không ngừng trong học tập và rèn luyện, em xứng đáng là một sinh viên, một đoàn viên TNCS HCM tiêu biểu để các sinh viên, đoàn viên khác học tập.
Xin chúc em sẽ còn vươn cao, vươn xa hơn nữa để xứng đáng với những tình cảm mà gia đình, thầy cô, tổ chức Đoàn và các bè bạn dành cho, để sớm thực hiện được những hoài bão tốt đẹp về nghề nghiệp, để xã hội ta có thêm một cán bộ môi trường tâm huyết và tài năng.
(Địa chỉ của em: Đặng Hoàng Minh, lớp KH Môi trường B K32, khoa Kỹ Thuật-Công Nghệ, trường Cao đẳng Cần Thơ)
PhNga - tháng 3/2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét