Bài hồi ký “dỏm” này tôi đã từng 2 lần đưa lên một diễn đàn... Nay “ôm” về đây cho các con/cháu đọc để biết một số trò chơi của trẻ con nhà quê hồi xưa.
Một lần vê quê, tôi cùng đứa cháu gái đến thăm nhà bà chị kế (chị Đào) đang sống ở xã Vĩnh Trường (thuộc huyện An Phú, An Giang). Đường đến nhà chị phải qua phà Châu Phong – Vĩnh Trường. Khi phà vừa tách bến, đưa mắt ngắm nhìn khắp một lượt cảnh vật trên bờ phía Châu Phong, tôi bắt gặp một hình ảnh của thời xa xưa. Không kềm được, tôi thảng thốt reo lên:
- Ồ! Đất sét!
Mọi người trên phà ngạc nhiên đổ dồn cái nhìn tò mò vào tôi. Diễm Phương - đứa cháu gái cùng đi - hồn nhiên bật cười giòn giã:
- Đất sét… thì sao hở Sáu?
Không trả lời, tôi lôi cái máy ảnh ra định bấm vài kiểu nhưng chiếc phà di chuyển nhanh và chòng chành nên rốt cuộc tôi không có được tấm ảnh nào. Thật tiếc!
Hôm đó chúng tôi qua phà khi nước đang ròng. Mấy tầng đất sét, xanh có, vàng có, đỏ có nằm phơi bày lồ lộ sát mé nước.
Tôi mà không nói ra thì làm sao đứa cháu tôi hiểu được cô nó nghĩ gì, nhớ gì khi thấy mấy tầng đất sét vô tri đó.
***
Hồi xưa, lúc còn nhỏ, tôi thường cùng bạn bè xuống sông móc đất sét đem lên bờ chơi.
Ở đây dùng từ “móc” thì thật là chính xác vì chúng tôi chỉ dùng mấy ngón tay để “móc”, không hề biết dùng dao hay xuổng để xắn cho tiện. Bởi vậy hồi đó móng tay bọn con nít nhà quê chúng tôi bị nhét đầy đất là chuyện thường. Eo ôi! Giờ nghĩ lại mới thấy hồi đó mình “tối dạ” hết sức!
Trong xóm, trong làng tôi đã có mấy vụ con nít chết đuối do cắm đầu xuống sông nhằm chỗ bực hẳm khi đi móc đất sét. Bọn tôi cũng biết vậy nhưng vẫn vô tư xuống sông móc đất sét để chơi. Người lớn cũng biết nhưng không quản lý nổi chúng tôi. Cũng may là bọn tôi vẫn bình an và sống đến bây giờ.
Chỗ tôi ở, đất sét dưới sông có nhiều lắm. Chúng rất dẻo, mịn màng và có nhiều màu sắc. Thật mê!
Người lớn thì móc lên để nhồi với trấu và nắn thành ông táo để nấu nước mắm, nấu bánh tét, bánh ít,…
Còn con nít? Bọn con nít móc đất sét lên để chơi nhiều trò lắm.
Thứ nhứt, bọn tôi nặn thành những dụng cụ nhà bếp để chơi nhà chòi. Những chiếc cà ràng ông táo, nồi, chảo, chén, dĩa, tô, tộ,… do chúng tôi nắn nhỏ nhỏ, xinh xinh thật dễ thương. Dĩ nhiên chúng xinh cỡ nào còn tùy thuộc vào năng khiểu tạo hình và sự rèn luyện đôi tay của mỗi đứa.
Thứ hai, bọn tôi nặn thành những con vật quen thuộc như chó, trâu, bò, heo,… những vật quen thuộc như cái cối xay bột, cái quặng (phễu), cái ca,…; những loại trái cây quen thuộc như chuối, đu đủ, xoài, khế,…
Trước khi nắn những thứ trên phải nhồi đất cho kỹ để chúng không bị nứt khi khô. Khi phơi thì để trong mát cho chúng khô từ từ vì nếu để ra nắng gắt chúng cũng bị nứt.
Thứ ba, bọn tôi dùng đất sét để chơi trò nu na nu nống. Sau này tôi thấy con nít không chơi trò này nữa. Giờ nhớ lại tôi cũng không hiểu được ý nghĩa của trò này.
Cách chơi như sau:
- Chơi từng cặp với nhau (2 người chơi)
- Mỗi người dùng đất sét của mình để nắn thành những “cái gì đó” bằng lòng bàn tay, giống như cái thau, đáy càng mỏng càng tốt.
- Mỗi người chơi để “cái gì đó” nằm ngữa lên bàn tay thuận và đem hết sức đưa lên cao và quăng cho nó úp mạnh xuống đất. Áp suất tăng đột ngột trong lòng làm “cái gì đó” bị nổ đáy. Lỗ nổ của cái nào lớn hơn thì chủ của nó thắng.
- Đứa bị thua lấy đất sét của mình “chung” vô để lấp đầy lỗ nổ.
Tóm lai là từ “đồ chơi” đến “chiến lợi phẩm” đều là đất sét. Chơi thì có tâm lý thắng thua như vậy chứ thật ra sau đó bọn tôi vẫn chia sẻ cho nhau để lại chơi tiếp. Hoặc chơi một hồi đất sét bị khô, giảm độ dẻo thì bọn tôi lại xuống sông móc tiếp.
Tôi nhớ hồi học tiểu học, con gái thì học thêu thùa, con trai thì học thủ công, trong đó có phần nắn đất sét thành con này con nọ, vật này vật kia. Tôi còn nhớ rõ mồn một những con trâu, trái chuối, trái xoài, cái cối xay bột,… do bọn con trai làm ra. Có “đứa” nắn rất khéo rồi o bế tỉ mỉ, sơn phết sản phẩm của mình nên nhìn chúng y như thật.
***
Vậy đó, nhìn những tầng đất sét vàng vàng, đỏ đỏ,… tôi nhớ đến những trò chơi thuở ấu thơ, nhớ đến những người bạn hàng xóm quê mùa chân chất, những “đứa”-bạn-học-không-quen,… có người bây giờ cuộc sống hãy còn lắm vất vả, có người từ lâu rồi tôi không gặp lại, có người đã qua đời do bạo bịnh,...
Những tầng đất sét đó cũng gợi tôi nhớ lại những bài học về trầm tích thạch hồi xưa trong môn Vạn vật học lớp Tám. Giờ ngồi viết những dòng này, tôi nhớ cô giáo dạy môn này vô cùng.
Bây giờ bọn trẻ con cũng nắn đất sét nhưng là đất sét thơm mua ở mấy cửa hàng văn phòng phẩm. Nắn xong hai bàn tay sạch trơn chớ không lấm lem như bọn con nít nhà quê chúng tôi hồi nắm.
Nhiều lần tôi tự hỏi: không biết hồi đó ở những nơi khác, bọn con nít có chơi những trò từ đất sét như mình hông nhỉ?
Một lần vê quê, tôi cùng đứa cháu gái đến thăm nhà bà chị kế (chị Đào) đang sống ở xã Vĩnh Trường (thuộc huyện An Phú, An Giang). Đường đến nhà chị phải qua phà Châu Phong – Vĩnh Trường. Khi phà vừa tách bến, đưa mắt ngắm nhìn khắp một lượt cảnh vật trên bờ phía Châu Phong, tôi bắt gặp một hình ảnh của thời xa xưa. Không kềm được, tôi thảng thốt reo lên:
- Ồ! Đất sét!
Mọi người trên phà ngạc nhiên đổ dồn cái nhìn tò mò vào tôi. Diễm Phương - đứa cháu gái cùng đi - hồn nhiên bật cười giòn giã:
- Đất sét… thì sao hở Sáu?
Không trả lời, tôi lôi cái máy ảnh ra định bấm vài kiểu nhưng chiếc phà di chuyển nhanh và chòng chành nên rốt cuộc tôi không có được tấm ảnh nào. Thật tiếc!
Hôm đó chúng tôi qua phà khi nước đang ròng. Mấy tầng đất sét, xanh có, vàng có, đỏ có nằm phơi bày lồ lộ sát mé nước.
Tôi mà không nói ra thì làm sao đứa cháu tôi hiểu được cô nó nghĩ gì, nhớ gì khi thấy mấy tầng đất sét vô tri đó.
***
Hồi xưa, lúc còn nhỏ, tôi thường cùng bạn bè xuống sông móc đất sét đem lên bờ chơi.
Ở đây dùng từ “móc” thì thật là chính xác vì chúng tôi chỉ dùng mấy ngón tay để “móc”, không hề biết dùng dao hay xuổng để xắn cho tiện. Bởi vậy hồi đó móng tay bọn con nít nhà quê chúng tôi bị nhét đầy đất là chuyện thường. Eo ôi! Giờ nghĩ lại mới thấy hồi đó mình “tối dạ” hết sức!
Trong xóm, trong làng tôi đã có mấy vụ con nít chết đuối do cắm đầu xuống sông nhằm chỗ bực hẳm khi đi móc đất sét. Bọn tôi cũng biết vậy nhưng vẫn vô tư xuống sông móc đất sét để chơi. Người lớn cũng biết nhưng không quản lý nổi chúng tôi. Cũng may là bọn tôi vẫn bình an và sống đến bây giờ.
Chỗ tôi ở, đất sét dưới sông có nhiều lắm. Chúng rất dẻo, mịn màng và có nhiều màu sắc. Thật mê!
Người lớn thì móc lên để nhồi với trấu và nắn thành ông táo để nấu nước mắm, nấu bánh tét, bánh ít,…
Còn con nít? Bọn con nít móc đất sét lên để chơi nhiều trò lắm.
Thứ nhứt, bọn tôi nặn thành những dụng cụ nhà bếp để chơi nhà chòi. Những chiếc cà ràng ông táo, nồi, chảo, chén, dĩa, tô, tộ,… do chúng tôi nắn nhỏ nhỏ, xinh xinh thật dễ thương. Dĩ nhiên chúng xinh cỡ nào còn tùy thuộc vào năng khiểu tạo hình và sự rèn luyện đôi tay của mỗi đứa.
Thứ hai, bọn tôi nặn thành những con vật quen thuộc như chó, trâu, bò, heo,… những vật quen thuộc như cái cối xay bột, cái quặng (phễu), cái ca,…; những loại trái cây quen thuộc như chuối, đu đủ, xoài, khế,…
Trước khi nắn những thứ trên phải nhồi đất cho kỹ để chúng không bị nứt khi khô. Khi phơi thì để trong mát cho chúng khô từ từ vì nếu để ra nắng gắt chúng cũng bị nứt.
Thứ ba, bọn tôi dùng đất sét để chơi trò nu na nu nống. Sau này tôi thấy con nít không chơi trò này nữa. Giờ nhớ lại tôi cũng không hiểu được ý nghĩa của trò này.
Cách chơi như sau:
- Chơi từng cặp với nhau (2 người chơi)
- Mỗi người dùng đất sét của mình để nắn thành những “cái gì đó” bằng lòng bàn tay, giống như cái thau, đáy càng mỏng càng tốt.
- Mỗi người chơi để “cái gì đó” nằm ngữa lên bàn tay thuận và đem hết sức đưa lên cao và quăng cho nó úp mạnh xuống đất. Áp suất tăng đột ngột trong lòng làm “cái gì đó” bị nổ đáy. Lỗ nổ của cái nào lớn hơn thì chủ của nó thắng.
- Đứa bị thua lấy đất sét của mình “chung” vô để lấp đầy lỗ nổ.
Tóm lai là từ “đồ chơi” đến “chiến lợi phẩm” đều là đất sét. Chơi thì có tâm lý thắng thua như vậy chứ thật ra sau đó bọn tôi vẫn chia sẻ cho nhau để lại chơi tiếp. Hoặc chơi một hồi đất sét bị khô, giảm độ dẻo thì bọn tôi lại xuống sông móc tiếp.
Tôi nhớ hồi học tiểu học, con gái thì học thêu thùa, con trai thì học thủ công, trong đó có phần nắn đất sét thành con này con nọ, vật này vật kia. Tôi còn nhớ rõ mồn một những con trâu, trái chuối, trái xoài, cái cối xay bột,… do bọn con trai làm ra. Có “đứa” nắn rất khéo rồi o bế tỉ mỉ, sơn phết sản phẩm của mình nên nhìn chúng y như thật.
***
Vậy đó, nhìn những tầng đất sét vàng vàng, đỏ đỏ,… tôi nhớ đến những trò chơi thuở ấu thơ, nhớ đến những người bạn hàng xóm quê mùa chân chất, những “đứa”-bạn-học-không-quen,… có người bây giờ cuộc sống hãy còn lắm vất vả, có người từ lâu rồi tôi không gặp lại, có người đã qua đời do bạo bịnh,...
Những tầng đất sét đó cũng gợi tôi nhớ lại những bài học về trầm tích thạch hồi xưa trong môn Vạn vật học lớp Tám. Giờ ngồi viết những dòng này, tôi nhớ cô giáo dạy môn này vô cùng.
Bây giờ bọn trẻ con cũng nắn đất sét nhưng là đất sét thơm mua ở mấy cửa hàng văn phòng phẩm. Nắn xong hai bàn tay sạch trơn chớ không lấm lem như bọn con nít nhà quê chúng tôi hồi nắm.
Nhiều lần tôi tự hỏi: không biết hồi đó ở những nơi khác, bọn con nít có chơi những trò từ đất sét như mình hông nhỉ?
PhNga - 2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét