Hồi đó, lớp chúng tôi học hành rất đàng hoàng, sôi nổi nhưng cũng nổi tiếng là nghịch ngợm, lí lắc.
Đối với các thầy cô, dù mới tra trường hay đã có thâm niên nghề nghiệp, chúng tôi cũng một mực kính trọng vì hồi đó thực sự “thầy ra thầy”. Để trở thành thầy cô giáo, các thầy cô đã có một quá trình học học tập, rèn luyện nghiêm túc để vượt qua được những kỳ thi gạn lọc rất gắt gao, đã được đào tạo chu đáo với những nội dung thiết thực. Ra trường, dù không hô hào bằng những từ ngữ đao to búa lớn, nhưng các thầy cô thực hiện tốt các nhiệm vụ nghề nghiệp của mình chỉ bằng chính lương tâm trong sáng và thực tài của mình. Các thầy cô có điều kiện để sống ung dung mà tập trung lo cho chuyên môn của mình, cuộc sống kinh tế không phụ thuộc vào học sinh hay phụ huynh học sinh, nếu có mở cua (dạy thêm) thì cũng là để học sinh củng cố và nâng cao trình độ chứ không phải chủ yếu là để tăng thu nhập. Các thầy có dạy cua không áp dụng bất cứ một chiêu nào để “dụ” học sinh. Bản thân tôi vẫn luôn được đối xử công bằng với các bạn có học cua, dù suốt 12 năm học tôi chưa hề biết học cua là gì.
Nhưng sự kính trọng đó vẫn không ngăn cản chúng tôi nghịch ngợm, chọc phá các thầy cô, có khi công khai, có khi ngấm ngầm, nhất là đối với các thầy cô trẻ.
Nhân sắp đến Ngày Nhà giáo VN, tôi đưa lưên đây mấy bài viết cũ về một số thầy cô ở trường phổ thông xưa.
Đối với các thầy cô, dù mới tra trường hay đã có thâm niên nghề nghiệp, chúng tôi cũng một mực kính trọng vì hồi đó thực sự “thầy ra thầy”. Để trở thành thầy cô giáo, các thầy cô đã có một quá trình học học tập, rèn luyện nghiêm túc để vượt qua được những kỳ thi gạn lọc rất gắt gao, đã được đào tạo chu đáo với những nội dung thiết thực. Ra trường, dù không hô hào bằng những từ ngữ đao to búa lớn, nhưng các thầy cô thực hiện tốt các nhiệm vụ nghề nghiệp của mình chỉ bằng chính lương tâm trong sáng và thực tài của mình. Các thầy cô có điều kiện để sống ung dung mà tập trung lo cho chuyên môn của mình, cuộc sống kinh tế không phụ thuộc vào học sinh hay phụ huynh học sinh, nếu có mở cua (dạy thêm) thì cũng là để học sinh củng cố và nâng cao trình độ chứ không phải chủ yếu là để tăng thu nhập. Các thầy có dạy cua không áp dụng bất cứ một chiêu nào để “dụ” học sinh. Bản thân tôi vẫn luôn được đối xử công bằng với các bạn có học cua, dù suốt 12 năm học tôi chưa hề biết học cua là gì.
Nhưng sự kính trọng đó vẫn không ngăn cản chúng tôi nghịch ngợm, chọc phá các thầy cô, có khi công khai, có khi ngấm ngầm, nhất là đối với các thầy cô trẻ.
Nhân sắp đến Ngày Nhà giáo VN, tôi đưa lưên đây mấy bài viết cũ về một số thầy cô ở trường phổ thông xưa.
Thầy LA HỒNG HUY
Thầy về trường năm chúng tôi đang học lớp 11. Thầy dạy môn Hóa ở lớp tôi (và lớp nào nữa?) và môn Sinh hoạt học đường cho các lớp 11 và 12. Thầy còn rất trẻ và rất nhiệt tình. Khi hướng dẫn chúng tôi sinh hoạt ngoài trời, với cái nón kết trên đầu, trông thầy giống như một nam sinh. Chúng tôi ái mộ thầy, thường kháo với nhau rằng “thầy Huy tuổi trẻ mà tài cao”, nhưng cũng tìm mọi cách để chọc ghẹo thầy nếu có dịp.
+ Chuyện thường xuyên nhất là trong giờ học, sau mỗi câu nói của thầy, chúng tôi hưởng ứng bằng cách cố ý nói “Dà... Dà... Dà...” (“Dà” chứ không phải là “Dạ” đâu nhé); Một số bạn khi lên trả bài (kiểm tra vấn đáp) hoặc phát biểu thì đứng khoanh tay một cách cung kính và luôn xưng “con” với Thầy (cố ý chọc tức thầy đó vì làm như thầy là ông cụ, nhưng thầy đâu thể nói gì, vì mấy đứa học trò này “lễ phép” quá mà hihi...).
+ Khi lên lớp, hễ thầy sơ ý một chút là bị chúng tôi “gắn đuôi”, “dán mác”. “Đuôi” giống như đuôi diều con nít chơi, một đầu có gắn móc bằng dây chì để có thể móc vào bâu áo sơ mi phía sau. Nếu gắn thành công thì bấm nhau mà cười khúc khích vì mỗi khi thầy quay mặt lên bảng thì nhìn sau lưng thầy thấy rất buồn cười. “Mác” cũng giống như đuôi, chỉ khác ở chỗ nó ngắn và bề ngang rộng hơn với dòng chữ đề “Áo bán rẻ!” hoặc “Lưng nè quýnh đi!”. Các bạn nam lớp khác cũng là nạn nhân của trò đùa này, đến nỗi sau này muốn đi ngang lớp tôi họ phải quẹo xuống sân, không dám đi trên hành lang! Riêng mác dành cho các bạn này thì còn có thêm loại độc đáo hơn: có thể gắn lên đầu với dòng chữ “Đầu nè cú đi!”. Thật là hết chỗ nói!
+ Chuyện thường xuyên nhất là trong giờ học, sau mỗi câu nói của thầy, chúng tôi hưởng ứng bằng cách cố ý nói “Dà... Dà... Dà...” (“Dà” chứ không phải là “Dạ” đâu nhé); Một số bạn khi lên trả bài (kiểm tra vấn đáp) hoặc phát biểu thì đứng khoanh tay một cách cung kính và luôn xưng “con” với Thầy (cố ý chọc tức thầy đó vì làm như thầy là ông cụ, nhưng thầy đâu thể nói gì, vì mấy đứa học trò này “lễ phép” quá mà hihi...).
+ Khi lên lớp, hễ thầy sơ ý một chút là bị chúng tôi “gắn đuôi”, “dán mác”. “Đuôi” giống như đuôi diều con nít chơi, một đầu có gắn móc bằng dây chì để có thể móc vào bâu áo sơ mi phía sau. Nếu gắn thành công thì bấm nhau mà cười khúc khích vì mỗi khi thầy quay mặt lên bảng thì nhìn sau lưng thầy thấy rất buồn cười. “Mác” cũng giống như đuôi, chỉ khác ở chỗ nó ngắn và bề ngang rộng hơn với dòng chữ đề “Áo bán rẻ!” hoặc “Lưng nè quýnh đi!”. Các bạn nam lớp khác cũng là nạn nhân của trò đùa này, đến nỗi sau này muốn đi ngang lớp tôi họ phải quẹo xuống sân, không dám đi trên hành lang! Riêng mác dành cho các bạn này thì còn có thêm loại độc đáo hơn: có thể gắn lên đầu với dòng chữ “Đầu nè cú đi!”. Thật là hết chỗ nói!
THẦY NGUYỄN VĂN TÀI – CÔ LÝ THỊ HOANH
Thầy Tài, Cô Hoanh cũng là đối tượng để chúng tôi trổ “tài tinh nghịch”. Cũng như thầy Huy, thầy Tài thường xuyên bị chúng tôi gắn đuôi, đến nỗi khi lên lớp, mỗi lần thấy trong chúng tôi có đứa cười tủm tỉm thì thầy ngoái cổ ra sau, cố nhìn hết bên trái đến bên phải để nhìn xem có bị gắn đuôi không. Ngoài chuyện bị gắn đuôi, dán mác, thầy còn bị chúng tôi tinh nghịch ghép đôi với cô Hoanh (năm đó chúng tôi đã lên lớp 12). Mỗi lần thầy lên lớp là chúng tôi giả bộ nhắc đến cô Hoanh: “Thầy ơi! chúng em mới vừa học xong giờ cô Hoanh đó thầy”; “Thầy ơi! Hôm nay cô Hoanh mặc cái áo dài đẹp lắm!”. Hôm khác đến giờ cô Hoanh thì chúng tôi lại nói: “Cô ơi! chúng em vừa mới học giờ thầy Tài”; “Cô ơi! Hôm nay thầy Tài mang đôi giày mới!”. Nhớ nhất là có lần thầy Tài bị đau mắt đỏ, thầy mới bước vào lớp thì có đứa vừa đứng lên chào thầy (cùng với cả lớp, như thường lệ) miệng vừa lẩm bẩm đủ cho thầy và cả lớp đều nghe chỉ một câu “Chuối non giú ép chát ngầm” (còn câu tiếp theo thì... ai muốn hiểu sao thì hiểu!). Thầy hiểu ngay và lườm một cái thật sắc. Vậy đó, mỗi lần bị chọc ghẹo, thầy chỉ rầy bọn tôi bằng cách lườm và sau đó... cười hiền. Chúng tôi thấy mấy thầy cô thật tinh tế: hiểu rằng mấy đứa này không phải là hỗn láo, chỉ lí lắc thôi chứ không có ác ý gì, mà chúng lại lo học hành tích cực nữa chứ. Còn cô Hoanh, mỗi lần bị chọc ghẹo, cô chỉ chớp chớp đôi mắt rồi cười tủm tỉm. Rời khỏi trường được vài năm, tôi hay tin thầy cô kết hôn với nhau. À, thì ra hồi đó tụi mình có con mắt nhìn không tệ!
Hè năm rồi, nhân về quê đám giỗ bà Ngoại tụi nhỏ, tôi có ghé thăm thầy cô. Cô rất vui và đã giữ tôi lại dùng cơm trưa cho bằng được. Hai cô trò vừa nấu cơm vừa nhắc lại những kỷ niệm của “hồi đó”. Những kỷ niệm của “hồi đó’ đó, với tôi, nhắc hoài cũng không hết. Vì tôi là đứa “nhiều chuyện” mà, hìhì...
PhNga - 21/7/2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét