THẦY LÊ BÁ TÒNG
Thầy dạy chúng tôi môn Pháp văn hai năm lớp 10 và 11 (Đệ nhất cấp thì cô Thanh Vân và thầy D.V.Út; lớp 12 thì cô Hoanh).
Thầy có nước da trắng hồng, dáng người mảnh khảnh, tính tình nhu mì, mềm mỏng, hay mắc cỡ. Đặc biệt ở thầy toát lên sự cẩn thận, tươm tất, sạch sẽ gần như tuyệt đối. Nghe nói thầy người gốc Hoa, lớn lên học ở trường Tabert Sài Gòn, do đó mà có những từ Tiếng Việt thầy không rành lắm. Dù vậy, khi lên lớp, có những tình huống phải giảng giải rõ ràng nhưng hơi khó khăn trong việc chọn từ thích hợp thì thầy chỉ hơi ngập ngừng giây lát rồi lại tìm ra một từ thật “đắt”, “đắt” đến nỗi không thể có từ nào hay hơn! Những lúc đó chúng tôi vô cùng khâm phục thầy. Như các thầy cô khác, thầy rất tận tụy và nhiệt tình trong giảng dạy. Ngoài những bài học trên lớp, thầy còn khuyến khích chúng tôi viết thêm những bài luận văn bằng tiếng Pháp để rèn kỹ năng viết (tôi là đứa viết được nhiều bài, rồi nhờ thầy đọc và sửa giùm. Sao hồi đó mình siêng ghê!).
Với thầy Tòng, chúng tôi không "gắn đuôi", "dán mác" mà nghịch kiểu khác. Kiểu gì ư? Là vầy, có những lúc phải mô tả một con vật, một sự vật hay một hành động nào đó mà hơi gặp khó khăn về từ ngữ thì thầy thường vẽ hình lên bảng. Hình vẽ của thầy trông rất ngộ nghĩnh, buồn cười nên bọn tôi thường giả bộ không hiểu lời mô tả của thầy để kiếm cớ đề nghị “Thầy vẽ hình đi thầy” để có dịp cười thoải mái.
Nhà của bạn Nguyễn Thị Ngân, nơi bọn tôi gởi xe đạp và thay áo dài hàng ngày, chỉ cách nhà thầy cô (thầy Tòng, cô Thu) có một căn; bước ra sau bếp thì thấy sàn nước nhà thầy. Vì vậy bọn tôi có nhiều dịp để gặp thầy hàng ngày. Ba bé gái của thầy cô lần lượt ra đời với những cái tên ở nhà rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Bánh Tiêu, Bánh Bao và Bánh Cam (?)
Những năm về quê sống và giảng dạy môn Pháp Văn ở trường cấp II gần nhà, mỗi năm tôi có dịp gặp thầy ít nhứt là một lần trong đợt đi dự hội thảo về môn Tiếng Pháp (lớp 6,7,8,9). Năm nào gặp tôi, thầy cũng nói: “Rõ ràng là trái đất tròn, phải không em? Không ngờ có lúc em lại là đồng nghiệp dạy cùng môn với thầy! Hồi đó thầy đã khuyên em đi ngành sư phạm Pháp văn mà em không nghe!”.
Thầy ơi! Thầy có biết đâu, học trò của thầy hồi đó vì mang mặc cảm về cái hồ răng ham (hàm răng hô) mà không nghe lời thầy đi ngành mình yêu thích. Nhưng trời cũng cho em được năm năm dạy Pháp văn với hai mặc cảm: hồ răng ham + dạy chéo môn (mỗi lần đi dự hội thảo môn tiếng Pháp, gặp mấy ông Tây nhìn em cười cười như muốn bắt chuyện thì em cười mỉm rồi... lủi mất, vì em tự biết kỹ năng nói của mình thuộc loại hạng bét do mình không là dân chuyên). Và thầy ơi, đúng là trái đất tròn! Đời em đã bao lần chứng kiến những chuyện “trái đất tròn” thật là thú vị. Nhưng cũng có khi, do khách quan hay chủ quan, mà vòng tròn đó bị mất một cung vĩnh viễn và vì vậy người ta sẽ không còn có dịp gặp nhau trong kiếp này nữa! Như em với thầy cô bây giờ (và nhiều thầy cô khác nữa), làm sao có dịp gặp nhau được hở thầy? (Các bạn đang sống ở Tân Châu thì còn có thể).
Thầy có nước da trắng hồng, dáng người mảnh khảnh, tính tình nhu mì, mềm mỏng, hay mắc cỡ. Đặc biệt ở thầy toát lên sự cẩn thận, tươm tất, sạch sẽ gần như tuyệt đối. Nghe nói thầy người gốc Hoa, lớn lên học ở trường Tabert Sài Gòn, do đó mà có những từ Tiếng Việt thầy không rành lắm. Dù vậy, khi lên lớp, có những tình huống phải giảng giải rõ ràng nhưng hơi khó khăn trong việc chọn từ thích hợp thì thầy chỉ hơi ngập ngừng giây lát rồi lại tìm ra một từ thật “đắt”, “đắt” đến nỗi không thể có từ nào hay hơn! Những lúc đó chúng tôi vô cùng khâm phục thầy. Như các thầy cô khác, thầy rất tận tụy và nhiệt tình trong giảng dạy. Ngoài những bài học trên lớp, thầy còn khuyến khích chúng tôi viết thêm những bài luận văn bằng tiếng Pháp để rèn kỹ năng viết (tôi là đứa viết được nhiều bài, rồi nhờ thầy đọc và sửa giùm. Sao hồi đó mình siêng ghê!).
Với thầy Tòng, chúng tôi không "gắn đuôi", "dán mác" mà nghịch kiểu khác. Kiểu gì ư? Là vầy, có những lúc phải mô tả một con vật, một sự vật hay một hành động nào đó mà hơi gặp khó khăn về từ ngữ thì thầy thường vẽ hình lên bảng. Hình vẽ của thầy trông rất ngộ nghĩnh, buồn cười nên bọn tôi thường giả bộ không hiểu lời mô tả của thầy để kiếm cớ đề nghị “Thầy vẽ hình đi thầy” để có dịp cười thoải mái.
Nhà của bạn Nguyễn Thị Ngân, nơi bọn tôi gởi xe đạp và thay áo dài hàng ngày, chỉ cách nhà thầy cô (thầy Tòng, cô Thu) có một căn; bước ra sau bếp thì thấy sàn nước nhà thầy. Vì vậy bọn tôi có nhiều dịp để gặp thầy hàng ngày. Ba bé gái của thầy cô lần lượt ra đời với những cái tên ở nhà rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Bánh Tiêu, Bánh Bao và Bánh Cam (?)
Những năm về quê sống và giảng dạy môn Pháp Văn ở trường cấp II gần nhà, mỗi năm tôi có dịp gặp thầy ít nhứt là một lần trong đợt đi dự hội thảo về môn Tiếng Pháp (lớp 6,7,8,9). Năm nào gặp tôi, thầy cũng nói: “Rõ ràng là trái đất tròn, phải không em? Không ngờ có lúc em lại là đồng nghiệp dạy cùng môn với thầy! Hồi đó thầy đã khuyên em đi ngành sư phạm Pháp văn mà em không nghe!”.
Thầy ơi! Thầy có biết đâu, học trò của thầy hồi đó vì mang mặc cảm về cái hồ răng ham (hàm răng hô) mà không nghe lời thầy đi ngành mình yêu thích. Nhưng trời cũng cho em được năm năm dạy Pháp văn với hai mặc cảm: hồ răng ham + dạy chéo môn (mỗi lần đi dự hội thảo môn tiếng Pháp, gặp mấy ông Tây nhìn em cười cười như muốn bắt chuyện thì em cười mỉm rồi... lủi mất, vì em tự biết kỹ năng nói của mình thuộc loại hạng bét do mình không là dân chuyên). Và thầy ơi, đúng là trái đất tròn! Đời em đã bao lần chứng kiến những chuyện “trái đất tròn” thật là thú vị. Nhưng cũng có khi, do khách quan hay chủ quan, mà vòng tròn đó bị mất một cung vĩnh viễn và vì vậy người ta sẽ không còn có dịp gặp nhau trong kiếp này nữa! Như em với thầy cô bây giờ (và nhiều thầy cô khác nữa), làm sao có dịp gặp nhau được hở thầy? (Các bạn đang sống ở Tân Châu thì còn có thể).
THẦY CHÂU MINH TỶ
Thầy dạy lớp tôi môn Việt văn năm Đệ lục (lớp bảy). Dáng người cao to với cặp kiếng cận dày cộp là nét đặc biệt của thầy. Học giờ thầy, tôi có cảm giác rằng, không như các thầy cô khác, thầy ít chú ý thuộc tên học trò. Với thầy, bọn tôi, dù mới có lớp bảy, thường chọc ghép đôi thầy với cô Điểm, một cô giáo dạy toán rất dễ thương. Sau đó một thời gian, chúng tôi biết tin sắp đám cưới của cô Điểm và chồng cô là một người cũng tên Tỷ. Bọn tôi đã thầm tiếc cho thầy!
Nhớ đến thầy là tôi nhớ ngay đến một kỷ niệm khó quên trong đời học trò của mình, kỷ niệm về chuyện “hay không bằng hên” hay “chó ngáp phải ruồi”. Chuyện là vầy, hồi đó, các thầy cô dạy Quốc văn thường yêu cầu học sinh học thuộc những đoạn văn, những bài thơ hay (có những bài tôi thuộc đến bây giờ). Lần đó, học đến phần mô tả người, sau bài “Thị Nở” thì đến bài “Chàng thanh niên”. Thầy giảng rất kỹ từ “ngót” trong câu nhập đề “Ánh sáng tỏa ra xanh ngắt khiến người ta nhận ra đó là một chàng thanh niên tuổi ngót ba mươi” nên tôi vô tình thuộc luôn câu này. Tuần kế, khi gọi tôi lên kiểm tra bài, thầy yêu cầu tôi đọc đoạn văn đã thuộc, tôi hớn hở đọc ro ro: “Thị Nở. Người đàn bà ấy là Thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu đến ma chê quỷ hờn. Cái mặt Thị là...” Đang đọc ngon lành, tôi bỗng nghe thầy ngắt ngang: “Đâu phải bài đó, bài đó là bài cũ. Em đọc bài “Chàng thanh niên” kìa”. Tôi cụt hứng và thầm rên: “Chết rồi, thầy dặn học thuộc bài “Chàng thanh niên” sao? Mình cứ tưởng là hôm nay thầy còn giảng tiếp rồi mình mới học thuộc!”. Eo ơi! Tôi vốn là đứa không quen bê bối trong học tập (thà là nghỉ học chứ vô lớp mà không thuộc bài tôi chịu không nổi), vậy mà giờ đây tôi đang sắp là đứa đứng “chào cờ”! Nhưng thôi kệ, đọc đại tới đâu hay tới đó. Thế là tôi cũng làm mặt tỉnh và bắt đầu đọc ro ro được một câu đầu: “Ánh sáng tỏa ra xanh ngắt khiến người ta nhận ra đó là một chàng thanh niên tuổi ngót ba mươi...”. Hết còn gì để đọc, tôi ngừng lại (ngay dấu chấm), định mở miệng thú thật với thầy là mình chưa thuộc bài này vì chưa học. Nhưng may quá, thầy bảo: “Thôi được rồi. Bây giờ em hãy giải thích câu ca dao 'Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon' đi!". Tôi giải thích được và thầy cho tôi 17 điểm! Thật là hú hồn! Câu “Thôi được rồi” của thầy đã vô tình cứu tôi một bàn thua trông thấy. Tôi bảo “vô tình” vì thầy đâu có biết tôi chỉ thuộc tới đó.
Những năm sau đó thầy chuyển đi đâu tôi cũng không rõ. Sau này, đi học ở Cần Thơ, khi quen với gia đình ông xã, nghe mấy anh em của ông nhắc đến tên thầy, tôi mới biết thầy thuyên chuyển về Cần Thơ, dạy ở trường Trung học Phan Thanh Giản. Các anh em bên chồng tôi đều là học trò của thầy. Khi đi thực tập sư phạm ở trường cấp III Long Xuyên, tôi còn biết thêm cô giáo trưởng đoàn của tôi (Cô Mỹ Linh) là chị vợ của thầy. Mỗi tuần, cô về Cần Thơ thăm gia đình (cô không có gia dình riêng và sống chung với vợ chồng thầy và các cháu), tôi đều nhờ cô chuyển lời thăm thầy (dĩ nhiên thầy làm sao nhớ được đứa học trò hồi nẳm). Tôi biết nhà thầy ở đường Châu Văn Liêm nhưng bị cuốn vào những dòng xoáy của cuộc đời với những khó khăn chồng chất, tôi chưa một lần đến thăm thầy (lại tại...và bị...).
Sau năm năm về quê sinh sống, tôi trở xuống Cần Thơ. Do vội vã và thiếu kinh nghiệm, tôi đã mất rất nhiều và phải làm lại từ đầu. Giai đoạn đó tôi biết rất rõ: thầy Tỷ đang làm hiệu trưởng một trường THCS khá lớn trong TPCT - trường THCS Lương Thế Vinh, nơi mỗi ngày vào cơ quan, tôi có đi qua; nhà thầy nằm trên một con đường lớn của TPCT - đường Châu Văn Liêm, nơi mỗi lần đi chợ thồ hàng tạp hóa về bán lẻ, tôi có đi qua. Nhưng tôi chưa một lần ghé thăm thầy! Dù không lần nào đi qua nhà thầy hay ngôi trường của thầy mà tôi không nhớ đến thầy! Tôi không ghé thăm thầy một phần vì giai đoạn đó lúc nào tôi cũng bận bịu, hối hả, tất tả; nhưng chính yếu là vì tôi không muốn thầy thấy hình ảnh nhếch nhác, ốm đói của một đứa học trò cũ. Tôi không muốn ai phải xót xa, thương hại mình.
Tôi có quen với một vài cô giáo đang dạy ở trường thầy và mỗi lần gặp những cô này tôi thường hỏi thăm về thầy. Cách đây mấy năm, khi hay tin thầy bệnh nặng, đang nằm điều trị ở BV và nghe các cô ấy nói "phen này không biết có phục hồi nổi để tiếp tục công tác hay không!", tôi ân hận quá, bèn rủ vài đồng môn đang sống ở CT đến thăm thầy nhưng không ai đi được, tôi đành đi một mình. Vào bệnh viện khi ghé phòng này phòng nọ để hỏi thăm, tôi đã hỏi thăm đúng ngay phòng thầy mà vẫn không nhận ra thầy! Lòng vòng một hồi người ta lại chỉ ngược lại phòng đó. Gặp thầy tôi thật ngỡ ngàng vì không nhận ra thầy. Vợ thầy cứ tưởng tôi là người quen trong công tác của thầy nên hỏi thầy “Anh có nhận ra ai đây không?” như để kiểm tra trí nhớ của thầy. Thầy lắc đầu. Tôi xúc động nói:
- Thầy ơi! Làm sao thầy nhận ra em được... Đã 30 năm rồi mà... Em là một học sinh cũ của thầy ở Tân Châu đây. Em học môn Quốc văn với thầy năm Đệ lục nè...
Thầy cảm động lắm và hỏi thăm tình tình cuộc sống, công tác của tôi và hỏi thăm về các thầy cô ở Tân Châu...
Sau đó mấy tháng, tôi gặp thầy trong dịp đi hội chợ triển lãm QTCT. Thấy thầy phục hồi, khỏe mạnh, phương phi, tôi rất mừng và yên tâm.
Tháng 3/2007, website của trường THCLTC được thành lập. Bản thân tôi đã cố gắng hết mức mới có thể viết được vài bài gởi để góp mặt vì tháng 4-5-6 công việc lúc đó dồn dập đến ngập đầu ngập cổ. Tôi định sau chuyến đi thanh tra thi ở Sóc Trăng, tôi sẽ ghé thăm thầy và báo cho thầy hay về website của trường. Nhưng sự đời đâu như mình muốn, vừa bước lên xe cơ quan, tôi đã nghe tin sét đánh “Thầy Châu Minh Tỷ vừa qua đời!”. Thầy ôi, em còn cơ hội nào nữa đâu!
Ôi, phải chăng ngoài việc sống làm sao để khi nhắm mắt ta không có điều gì phải ân hận, ta còn phải cư xử làm sao để khi có người nào đó nằm xuống trước mình, ta khỏi phải thốt lên lời nuối tiếc: “Phải chi khi người đó còn sống, tôi không làm như vậy...; Phải chi...; Phải chi...; Phải chi....”???
Nhớ đến thầy là tôi nhớ ngay đến một kỷ niệm khó quên trong đời học trò của mình, kỷ niệm về chuyện “hay không bằng hên” hay “chó ngáp phải ruồi”. Chuyện là vầy, hồi đó, các thầy cô dạy Quốc văn thường yêu cầu học sinh học thuộc những đoạn văn, những bài thơ hay (có những bài tôi thuộc đến bây giờ). Lần đó, học đến phần mô tả người, sau bài “Thị Nở” thì đến bài “Chàng thanh niên”. Thầy giảng rất kỹ từ “ngót” trong câu nhập đề “Ánh sáng tỏa ra xanh ngắt khiến người ta nhận ra đó là một chàng thanh niên tuổi ngót ba mươi” nên tôi vô tình thuộc luôn câu này. Tuần kế, khi gọi tôi lên kiểm tra bài, thầy yêu cầu tôi đọc đoạn văn đã thuộc, tôi hớn hở đọc ro ro: “Thị Nở. Người đàn bà ấy là Thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu đến ma chê quỷ hờn. Cái mặt Thị là...” Đang đọc ngon lành, tôi bỗng nghe thầy ngắt ngang: “Đâu phải bài đó, bài đó là bài cũ. Em đọc bài “Chàng thanh niên” kìa”. Tôi cụt hứng và thầm rên: “Chết rồi, thầy dặn học thuộc bài “Chàng thanh niên” sao? Mình cứ tưởng là hôm nay thầy còn giảng tiếp rồi mình mới học thuộc!”. Eo ơi! Tôi vốn là đứa không quen bê bối trong học tập (thà là nghỉ học chứ vô lớp mà không thuộc bài tôi chịu không nổi), vậy mà giờ đây tôi đang sắp là đứa đứng “chào cờ”! Nhưng thôi kệ, đọc đại tới đâu hay tới đó. Thế là tôi cũng làm mặt tỉnh và bắt đầu đọc ro ro được một câu đầu: “Ánh sáng tỏa ra xanh ngắt khiến người ta nhận ra đó là một chàng thanh niên tuổi ngót ba mươi...”. Hết còn gì để đọc, tôi ngừng lại (ngay dấu chấm), định mở miệng thú thật với thầy là mình chưa thuộc bài này vì chưa học. Nhưng may quá, thầy bảo: “Thôi được rồi. Bây giờ em hãy giải thích câu ca dao 'Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon' đi!". Tôi giải thích được và thầy cho tôi 17 điểm! Thật là hú hồn! Câu “Thôi được rồi” của thầy đã vô tình cứu tôi một bàn thua trông thấy. Tôi bảo “vô tình” vì thầy đâu có biết tôi chỉ thuộc tới đó.
Những năm sau đó thầy chuyển đi đâu tôi cũng không rõ. Sau này, đi học ở Cần Thơ, khi quen với gia đình ông xã, nghe mấy anh em của ông nhắc đến tên thầy, tôi mới biết thầy thuyên chuyển về Cần Thơ, dạy ở trường Trung học Phan Thanh Giản. Các anh em bên chồng tôi đều là học trò của thầy. Khi đi thực tập sư phạm ở trường cấp III Long Xuyên, tôi còn biết thêm cô giáo trưởng đoàn của tôi (Cô Mỹ Linh) là chị vợ của thầy. Mỗi tuần, cô về Cần Thơ thăm gia đình (cô không có gia dình riêng và sống chung với vợ chồng thầy và các cháu), tôi đều nhờ cô chuyển lời thăm thầy (dĩ nhiên thầy làm sao nhớ được đứa học trò hồi nẳm). Tôi biết nhà thầy ở đường Châu Văn Liêm nhưng bị cuốn vào những dòng xoáy của cuộc đời với những khó khăn chồng chất, tôi chưa một lần đến thăm thầy (lại tại...và bị...).
Sau năm năm về quê sinh sống, tôi trở xuống Cần Thơ. Do vội vã và thiếu kinh nghiệm, tôi đã mất rất nhiều và phải làm lại từ đầu. Giai đoạn đó tôi biết rất rõ: thầy Tỷ đang làm hiệu trưởng một trường THCS khá lớn trong TPCT - trường THCS Lương Thế Vinh, nơi mỗi ngày vào cơ quan, tôi có đi qua; nhà thầy nằm trên một con đường lớn của TPCT - đường Châu Văn Liêm, nơi mỗi lần đi chợ thồ hàng tạp hóa về bán lẻ, tôi có đi qua. Nhưng tôi chưa một lần ghé thăm thầy! Dù không lần nào đi qua nhà thầy hay ngôi trường của thầy mà tôi không nhớ đến thầy! Tôi không ghé thăm thầy một phần vì giai đoạn đó lúc nào tôi cũng bận bịu, hối hả, tất tả; nhưng chính yếu là vì tôi không muốn thầy thấy hình ảnh nhếch nhác, ốm đói của một đứa học trò cũ. Tôi không muốn ai phải xót xa, thương hại mình.
Tôi có quen với một vài cô giáo đang dạy ở trường thầy và mỗi lần gặp những cô này tôi thường hỏi thăm về thầy. Cách đây mấy năm, khi hay tin thầy bệnh nặng, đang nằm điều trị ở BV và nghe các cô ấy nói "phen này không biết có phục hồi nổi để tiếp tục công tác hay không!", tôi ân hận quá, bèn rủ vài đồng môn đang sống ở CT đến thăm thầy nhưng không ai đi được, tôi đành đi một mình. Vào bệnh viện khi ghé phòng này phòng nọ để hỏi thăm, tôi đã hỏi thăm đúng ngay phòng thầy mà vẫn không nhận ra thầy! Lòng vòng một hồi người ta lại chỉ ngược lại phòng đó. Gặp thầy tôi thật ngỡ ngàng vì không nhận ra thầy. Vợ thầy cứ tưởng tôi là người quen trong công tác của thầy nên hỏi thầy “Anh có nhận ra ai đây không?” như để kiểm tra trí nhớ của thầy. Thầy lắc đầu. Tôi xúc động nói:
- Thầy ơi! Làm sao thầy nhận ra em được... Đã 30 năm rồi mà... Em là một học sinh cũ của thầy ở Tân Châu đây. Em học môn Quốc văn với thầy năm Đệ lục nè...
Thầy cảm động lắm và hỏi thăm tình tình cuộc sống, công tác của tôi và hỏi thăm về các thầy cô ở Tân Châu...
Sau đó mấy tháng, tôi gặp thầy trong dịp đi hội chợ triển lãm QTCT. Thấy thầy phục hồi, khỏe mạnh, phương phi, tôi rất mừng và yên tâm.
Tháng 3/2007, website của trường THCLTC được thành lập. Bản thân tôi đã cố gắng hết mức mới có thể viết được vài bài gởi để góp mặt vì tháng 4-5-6 công việc lúc đó dồn dập đến ngập đầu ngập cổ. Tôi định sau chuyến đi thanh tra thi ở Sóc Trăng, tôi sẽ ghé thăm thầy và báo cho thầy hay về website của trường. Nhưng sự đời đâu như mình muốn, vừa bước lên xe cơ quan, tôi đã nghe tin sét đánh “Thầy Châu Minh Tỷ vừa qua đời!”. Thầy ôi, em còn cơ hội nào nữa đâu!
Ôi, phải chăng ngoài việc sống làm sao để khi nhắm mắt ta không có điều gì phải ân hận, ta còn phải cư xử làm sao để khi có người nào đó nằm xuống trước mình, ta khỏi phải thốt lên lời nuối tiếc: “Phải chi khi người đó còn sống, tôi không làm như vậy...; Phải chi...; Phải chi...; Phải chi....”???
PhNga - 05/8/2007
BÀI KHÁC CÓ LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét