5 tháng 10, 2010

Mê Kông kí sự

Mekong kí sự - Mêkông kí sự  - Mékong kí sự - Mê Kông kí sự - Mekong ký sự - Mêkông ký sự  - Mékong ký sự - Mê Kông ký sự - ... viết sao cho đúng nhỉ? Nhưng dù viết sao thì tôi vẫn rất mê bộ phim này.

MỚI CẬP NHẬT trưa ngày 05/01/2013
Phim Mekong kí sự tập lớn trên YouTube, bấm vô đây để xem  tập 1, từ đó sẽ thấy những tập tiếp theo.

=================
NHỮNG BÀI CŨ


Mấy năm trước tôi có xem một số tập của bộ phim này trên tivi (nhưng vì do bận công việc gì đó mà xem không đầy đủ và liên tục), tôi rất thích, vì bản thân vốn có "tâm hồn du lịch và khám phá" đó mà.
Nay tôi đã tìm được 17/21 phần của bộ phim (gồm 92 tập), xin gởi lên đây để dành cho mọi người xem. Rất mong người ta không xóa nó trên mạng. Tôi thiết nghĩ, những ai có "tâm hồn du lịch khám phá", "tâm hồn giang hồ lãng tử" thì không thể bỏ qua bộ phim tài liệu truyền hình nhiều tập này. Dù có đa đoan công việc đến mấy thì thỉnh thoảng cũng cần giải trí cho thư giãn đầu óc nhé, những người thân yêu của tôi!
Trước khi xem, xin hãy đọc qua một số bài viết có liên quan nhé!
PhNga
(Bổ sung: PhNga tìm được đầy đủ 21 phần rồi! Ôi, trên cả tuyệt vời! Cầu trời cho người ta đừng xóa nó trên mạng để mình và những ai thích còn xem dược dài dài.17:04:00 24-01-2011)

MÊ KÔNG KÝ SỰ
• Chủ biên và Tổng Đạo diễn: NSND PHẠM KHẮC
• Kịch bản & Viết lời bình: TRẦN ĐỨC TUẤN
• Biên tập: NGUYỄN HỒ
• Đạo diễn: DƯ KIM HOÀNG
• Quay phim: DƯ.K.HOÀNG, NGỌC HÙNG, HOÀNG ANH
• Trợ lý đạo diễn: HUY NGOAN
• Đọc lời bình: LÊ HƯNG, ANH TUẤN, LÝ LIÊN
• Cố vấn hướng dẫn đoàn: TRỊNH HÁN MINH
• Giám đốc sản xuất: NGUYỄN VIỆT HÙNG
• Chịu trách nhiệm phát hành: NGUYỄN XUÂN MAI

Nội dung: Với hành trình tìm kiếm thượng nguồn sông Mê Kông, bộ phim đã phác họa chân dung của dòng sông vĩ đại, hoàn cảnh địa lý tự nhiên đôi bờ của tổng chiều dài dòng chính 4.800 km, bắt nguồn từ các miền núi tuyết trên cao nguyên Thanh Tạng Trung Quốc, chảy qua tỉnh Vân Nam, xuôi về các nước Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Một kỳ quan thiên nhiên được mệnh danh là “dòng Danube phương Đông”. Nhiều lãnh vực được đề cập qua các chuyến đi và lộ trình dòng chảy như: hoàn cảnh địa lý, lịch sử, phong cảnh thiên nhiên, thành thị làng mạc, các dân tộc, tôn giáo, nền kinh tế, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, môi trường thiên nhiên và sự tác hợp của con người trong quá khứ và hiện tại. Thông qua bộ phim 70 tập, các bạn có thể hình dung về một trong những dòng sông vĩ đại và bí ẩn nhất thế giới qua những miền đất lạ lùng, độc đáo và đặc sắc của Châu Á. Tự ngày xưa, dòng sông Mê Kông đã âm thầm lặng lẽ cưu mang, tạo dựng và phản ánh số phận của nhiều dân tộc và cuộc đời. 
---------------------------------------------------------
ND- Sáng 12-5, tại TP HCM, gia đình cố Nghệ sĩ nhân dân - Anh hùng Lao động Phạm Khắc và Ðài Truyền hình TP HCM đã tổ chức kỷ niệm hai năm ngày mất và giới thiệu cuốn sách "Phạm Khắc - Mê Kông ký sự - phim và ảnh".

Bộ phim Mê Kông ký sự đã được chiếu nhiều lần trên các kênh HTV, VTV1, VTV3, VTV4 và nhiều đài truyền hình ở Việt Nam. Bộ phim là một trong chuỗi hoạt động của cố nghệ sĩ Phạm Khắc, nguyên Giám đốc Ðài Truyền hình TP HCM cùng tập thể biên tập viên, quay phim của Ðài Truyền hình TP trên lãnh thổ sáu nước: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái-lan, Cam-pu-chia, Việt Nam với kho tư liệu nhiếp ảnh gồm 20.000 phim ảnh giới thiệu khái quát về dòng sông Mê Kông cùng những vùng lãnh thổ và các nền văn hóa mà dòng sông chảy qua.

Mê Kông ký sự với 92 tập là bộ phim tài liệu truyền hình dài tập nhất của Việt Nam. Bộ phim đã đoạt giải Cánh diều Vàng phim tài liệu truyền hình Việt Nam năm 2006.

--------------------------------------------------------
NSND Phạm Khắc và 20.000 bức ảnh sông Mê Kông 13/05/2009 09:50
(VTC News) – Ngày 12/5, tại TP.HCM, Hội điện ảnh Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Nghệ và gia đình cố NSND – Anh hùng LĐ Phạm Khắc đã tổ chức giới thiệu tác phẩm “Phạm Khắc – Mê Kông ký sự - phim và ảnh”.

Cuốn sách này dày gần 500 trang, đã khắc họa đầy đủ quá trình thực hiện bộ phim Mê Kông ký sự với rất nhiều chuyến đi đến 6 nước dọc theo dòng sông Mê Kông hùng vĩ gồm: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia...

...Sự ra đời của bộ phim đã được dư luận trong cả nước chú ý không những ở lượng thông tin, mà còn bởi những hình ảnh đặc sắc và mới lạ, ngoạn mục. Bộ phim đã giới thiệu khái quát về dòng sông Mê Kông, về các vùng lãnh thổ và các nền văn hóa mà con sông này chảy qua.

Bộ phim 92 tập này đã được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam là phim tài liệu dài nhất, hay nhất và cũng đã đoạt giải Cánh diều vàng dành cho phim tài liệu truyền hình năm 2006.

Trong suốt quá trình thực hiện bộ phim này, cố NSND Phạm Khắc đã dành thời gian, công sức và tâm huyết của mình cho công việc nhiếp ảnh, lĩnh vực mà ông yêu thích.

NSND Phạm Khắc đã lao động không mệt mỏi, xây dựng được kho tư liệu nhiếp khổng lồ gồm trên 20.000 bức ảnh về con sông Mê Kông thiên thần, huyền bí.

Hy vọng, cuốn sách ““Phạm Khắc – Mê Kông ký sự - phim và ảnh” sẽ luôn là người song hành, tri kỷ đối với những khán giả đã luôn yêu thích bộ phim tài liệu “Mê Kông ký sự” trong cả nước.
 V.Dũng

-----------------------------------------------
Thứ bảy, 18 Tháng hai 2006
TPCN - “Nếu liều mà thành công thì được gọi là táo bạo. Còn thất bại thì sẽ bị phê là liều lĩnh. Cuối cùng thì chúng tôi - cả đoàn làm phim Mê Kông ký sự trở về trong an toàn và được khen tặng hai chữ táo bạo”

Để có được những thước phim tài liệu về thượng nguồn sông Mê Kông - phần Trung Quốc–25 tập mở đầu hay nhất của 61 tập phim Mê Kông ký sự đã phát trên các đài truyền hình trong cả nước, những người táo bạo ấy đã phải đối mặt với những nguy hiểm không lường trước nhưng bù lại họ cũng được lên đến… thiên đàng.
Họ gồm: NSND Phạm Khắc, biên kịch Trần Đức Tuấn, đạo diễn Dư Hoàng, quay phim Đức Long, Việt Phước, Ngọc Hùng…
Hiện nay, Mê Kông ký sự đang là bộ phim với nhiều kỷ lục: là bộ phim tài liệu dài nhất Việt Nam: 90 tập. Thời gian thực hiện lâu nhất: 3 năm 4 tháng. Bán được nhiều đĩa nhất: 30.000 đĩa với 6 lần tái bản liên tục trong vòng 1 năm – và cũng là bộ phim tài liệu đầu tiên bán được và có lãi.
Là bộ phim tài liệu Việt Nam đầu tiên bị phát hành lậu tại Mỹ và cũng tại Việt Nam, đặc biệt là thị trường băng đĩa lậu TP HCM.
Qua một số thông tin từ Đài truyền hình TP HCM, hãng phim TFS – nơi sản xuất bộ phim này, cho biết, hiện 30 tập phần Việt Nam đang sắp hoàn tất và sẽ trình chiếu vào cuối năm 2006. Có thể nói, hấp dẫn nhất chính là phần kết – nơi con sông Mê Kông chảy qua nước thứ 6, nước Việt ta!
NSND Phạm Khắc – người đã đưa ra ý tưởng và thành lập đoàn làm phim “Mê Kông ký sự” nói: “Chúng tôi biết ý nghĩa của việc mình đang làm. Nhưng quả thật chúng tôi không thể lường được địa hình, thời tiết ở thượng nguồn sông Mê Kông lại khắc nghiệt và nguy hiểm đến thế. Bây giờ giả dụ có quay trở lại cũng không thể có đủ sức khỏe và tinh thần say mê để quên hết hiểm nguy vượt qua”.
Ấn tượng nhất trong 25 tập đầu của Mê Kông ký sự chính là những hình ảnh tuyệt đẹp của Thanh Hải với 3 con sông tạo hợp thành Mê Kông là Tử khúc hà, Trác khúc hà và Ngang khúc hà.
- Chuyến đi đầu tiên năm 2001 là chuyến tiền trạm đầy giản khổ như vậy không làm cho ông “sợ” sao mà vẫn dấn thân vào chuyến đi năm 2004 để là một trong những người Việt Nam đầu tiên đứng ngay đầu nguồn Mê Kông?
- Niềm đam mê vẻ đẹp của thiên nhiên chiến thắng tất cả mọi nỗi sợ hãi và lo lắng. Không phải là tôi không nao núng. Nhất là chuyến đi cuối cùng, trong đoàn có cả con trai ruột của tôi là Việt Phước và chính Phước là người đã bị bệnh, bị bỏ lại ở Ngọc Thụ (tập 20) sau những giằng xé và cả đứt ruột vì lo cho con.
Thậm chí cả đoàn đều nghĩ “hay dừng lại ở đây, về nhà đâu có ai trách mình”. Nhưng nhìn lại chặng đường hàng chục ngàn cây số đã qua với 200 cây số còn lại, chúng tôi đã quyết định lên đường.
Và đó là quyết định đúng khi chúng tôi đến được Nhiên Đạt– đầu nguồn của Mê Kông. Thực ra tôi vẫn còn một giấc mơ sau chuyến đi này, đó là có thể đến được Mạc Vân còn cách Nhiên Đạt 70 cây số… nhưng chỉ có thể đi bộ.
 Dân địa phương ở đó khuyên chúng tôi không đi vì thời tiết rất xấu. Năm 1994, một đoàn thám hiểm người Đức đã đến được Mạc Vân và khẳng định Mạc Vân chính là đầu nguồn sông Mê Kông và người Trung Quốc cũng công nhận.
Chỉ có điều họ là những nhà thám hiểm chuyên nghiệp với đầy đủ các phương tiện. Còn chúng tôi chỉ có 5,6 con người kèm theo máy quay phim và máy ảnh, ngay cả dụng cụ leo núi hay giày dép gì đó… đều không có.
- Điều nguy hiểm nhất mà cả đoàn gặp trên đường đến với thượng nguồn Mê Kông là gì?
- Chính là độ cao, chúng tôi phải thường xuyên đối mặt với những ngọn núi cao từ 3.500 mét đến hơn 5.000 mét. Mà ai cũng có bệnh huyết áp… Mỗi lần đến nơi là một lần chiến thắng.
Trong phim có cảnh NSND Phạm Khắc phát những viên thuốc con nhộng màu đỏ cho các thành viên trong đoàn – đó chính là một loại thuốc uống chống độ cao do người địa phương cung cấp.
Cũng theo một thành viên trong đoàn thì hầu hết mọi người đều bị trạng thái đau đầu, khó thở, đầu óc cứ mụ mị dần đi. Chỉ có ông Phạm Khắc là tỉnh táo, mọi người chỉ giật mình tỉnh lại sau khi nghe tiếng hô của ông “Dừng lại, xuống quay!”. Xuống xe ai cũng thấy hạnh phúc vì cảnh đẹp vô cùng.
- Thưa ông, có người hỏi đã làm được “Mê Kông ký sự”, sao không làm tiếp Sông Hồng ký sự chẳng hạn?
- Nếu bây giờ làm “Sông Hồng ký sự” cũng không có gì khó vì chúng tôi đã đi qua Hoàng Hà, Trường Giang… là những nơi đầu nguồn của sông Hồng. Có thể đây sẽ là dự án tiếp theo.
- Nghe nói trong thời gian thực hiện phim, không ai biết các ông đang chuẩn bị cho ra đời một “công trình” lớn như thế?
- Chúng tôi làm âm thầm, lặng lẽ vì không muốn “nói trước bước không qua”. Đến khi phát sóng rồi, cũng không muốn ồn ào. Nhưng không ngờ phim được nhiều tầng lớp quan tâm và xem.
Chỉ tiếc là ngay tại TP HCM, đài truyền hình phát sóng vào thời điểm không thuận (7h30 sáng) trong khi Đài THVN lại phát sóng đúng giờ có nhiều người xem nên càng có tiếng vang.

NSND Phạm Khắc còn là nhà nhiếp ảnh duy nhất của “Mê Kông ký sự” đang lưu giữ 10.000 bức ảnh chụp Mê Kông từ thượng nguồn cho đến mũi Cà Mau. Ông đang chuẩn bị cho tập sách ảnh về Mê Kông sẽ được xuất bản nay mai.
Đạo diễn Dư Hoàng – người ít xuất hiện nhất trên phim vì anh kiêm quay phim luôn, nhưng lại là người nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất trong chuyến đi này. Rất cởi mở, anh kể về chuyện bị… chó cắn (phát 10 giây trong tập 24):
"Đoàn đang trên đường về và chuẩn bị “ca khúc Khải hoàn”. Qua huyện Mã Đa, đoàn dừng lại để quay bổ sung một ngôi chùa rất đẹp. Theo thói quen, tôi nhảy xuống lấy máy tiến vào.
Gần đến cổng, tôi đã liếc thấy bên cạnh chùa có một nhà dân và con chó của họ đã được cột. Yên tâm đưa máy lên quay. Không ngờ vừa bấm máy thì nghe tiếng gầm gừ.
Một con nhảy lên táp vào cánh chiếc máy quay khiến nó văng ra xa lăn lông lốc.Tôi lấy tay gạt con chó ra thì bên kia, con khác nhảy lên táp vào cánh tay tôi…
Cứ như thế hai con chó thi nhau cắn xé… Ông Phạm Khắc la to lên. Một người phụ nữ trong nhà chạy ra mới đuổi hai con chó đi. Mọi người dìu tôi ra xe, máu me bê bết và tôi gần như bất tỉnh.
Anh lái người Trung Quốc vội vàng chạy xe như bay trên con đường ngoằn nghoèo, khúc khuỷu, vượt 100 cây số mới đến trạm xá. Anh hét bảo người trong xe không cho tôi ngất vì nếu ngất sẽ “đi luôn”.
Cũng may vì chúng tôi có đem theo bình ôxy cho nên tôi được sơ cứu. Đến cổng trạm xá, anh lái xe vác tôi cũng ngất luôn. Long– quay phim chạy đến dìu cả hai chúng tôi vào giường, bác sĩ đến thì Long cũng ngất. Xe sau của ông Phạm Khắc đến nơi, thấy 3 người ngất, ông cũng muốn ngất!
Tôi nói thiệt, phim này là phim của những người liều mạng mà vì không biết nên mới liều mạng! Nhưng bù lại, chúng tôi lại có những thời khắc thiên đường, nhất là khi được đứng trước núi non hùng vĩ và những đồi hoa cải dầu vàng rực rỡ, hay buổi tối ở khu thành cổ Lệ Giang- Vân Nam… Không thể tả được cảm giác lúc đó."
- Anh còn tiếc điều gì không khi thực hiện xong phim này?
- Còn chứ. Chẳng hạn như tục lệ Điểu táng của người Tây Tạng, ngàn năm một thuở chúng tôi mới được tận mắt. Tôi nghe nói ở nước ngoài để có những thước phim về tục lệ này họ phải sang Tây Tạng để dựng lại.
Trong khi đó thì chúng tôi không ngờ lại gặp. Vậy mà tôi đã không quay cảnh này. Tục lệ điểu táng của họ là khi có người chết, họ cầu kinh rất nhiều ngày đêm rồi sau đó chặt thành nhiều khúc, đem ra thảo nguyên.
Những con chim lớn xếp hàng lặng lẽ chờ, khi những thầy táng đưa xác người ra, chúng sẽ cắp đi, mỗi con một miếng…
Đối với người Tây Tạng, cái chết không có gì là ghê gớm mà chỉ là một sự chuyển kiếp. Linh hồn cư trú nơi thân xác khi chết phải phát tán khắp nơi thì mới sớm siêu thoát chứ không vấn vương chốn cũ.
Hay là chúng tôi bắt gặp một người đàn ông quần áo rách rưới, mặt mày bê bết bùn đất, ông ta cứ đi năm bước lại quỳ xuống lạy rạp xuống đường – một kiểu lạy của người Tây Tạng để tỏ lòng tôn kính Đức Phật bằng cả con người – Bạn có biết là ông ta đã vừa đi vừa lạy như thế gần 100 cây số từ ngôi làng nhỏ của mình đến Lasa? Phải nói ấn tượng nhất của tôi về dân tộc Tạng chính là sự sùng đạo của họ.
Nhiều người còn tiếc là nếu phim đi sâu hơn nữa vào đời sống của những dân tộc quanh vùng thượng nguồn Mê Kông thì sẽ rất tuyệt. Nhưng khán giả hầu hết đều khâm phục đoàn làm phim.
Chuyến đi này thành công không thể không nói tới những người bạn Trung Quốc tuyệt vời. Họ là hướng dẫn viên, tài xế và cả những con người mà đoàn gặp trên đường.
Vì đoàn phim đi trong âm thầm lặng lẽ, cho nên cũng đã nhiều lần phải vất vả lắm mới không bị tịch thu máy do quay trong những chỗ không cho phép ở chùa chiền.
Sau này rút kinh nghiệm, ở những nơi thiêng liêng như Lasa – đền thờ Phật… các quay phim trong đoàn phải quay lén bằng chiếc máy quay du lịch nhỏ đeo trước ngực, vậy mà vẫn được những thước phim rất đẹp và quý giá.
Câu chuyện của đạo diễn Dư Hoàng vẫn còn rất dài khi anh kể đến những ngày tháng ở Myanmar, Lào, Thái Lan. Nhưng những ấn tượng sâu sắc nhất của anh vẫn nằm phần lớn ở thượng nguồn Mê Kông- phần trên đất Trung Quốc.
Anh kể khi cả đoàn chia tay nhau ở Lạng Sơn, một người bạn nữ Trung Quốc đã đề tặng bài thơ phỏng theo thơ cổ cho đạo diễn Dư Hoàng, bài thơ về con sông huyền thoại của 6 nước như sau:
Em ở đầu Lan Thương
Anh ở cuối Lan Thương
Nhớ nhau mà không gặp
Cùng uống nước Lan Thương

Người Trung Quốc gọi sông Mê Kông là Lan Thương - những con sóng màu xanh.
Hồ Trần

PhNga sưu tầm
**********************
"Trên đường làm phim chúng tôi đã từng gặp biết bao xóm vắng bên đường. Một cánh đồng tiểu mạch. Một nụ cười hiền từ. Một bức tường cô quạnh. Tất cả rồi sẽ chìm trong quên lãng, nhưng sao lúc chia tay vẫn thấy nao lòng. Trong suốt cuộc đời có biết bao chuyến đi xa, đến với biết bao miền đất lạ. Vậy mà mỗi lúc lên đường đều thấy bồi hồi, mỗi lần rời xa đều thấy bâng khuâng...
Công việc của 1 đoàn lữ hành là di chuyển. Càng đi càng thấy lạ. Thiên nhiên ở đây sao đẹp và buồn đến thế! Tất cả là hoang vu và vô tận... Lẽ nào dòng nước đi qua cầu Mỹ Thuận lại đã từng lang thang trong một thế giới mơ huyền ở tận lưng trời đến vậy..."

PhNga ghi lại
Ôi, lời bình sao mà hay quá! Mê quá đi thôi! Chắc tôi "ốm" thêm vì bộ phim này quá! hihihi...
Ôi, thật ngưỡng mộ, thật cảm kích trước tinh thần làm việc miệt mài, nghiêm túc của đoàn làm phim!
PhNga - 01/9/2010

Sau đây là danh mục các phần (lớn) 
Cập nhật ngày 02/4/2011: Bà con chỉ việc bấm vào "Xem phần 1" để chuyển qua trang 
"Buddy" xem phim, từ đó bà con sẽ thấy những tập tiếp theo ở phía dưới màn ảnh, hoặc là bấm vào "Xem phần 2", "Xem phần 3",... dưới mỗi phần để xem. Xem xong nhớ cho ý kiến nhé! Thanks!

MÊ KÔNG KÝ SỰ 1 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ TRUNG QUỐC)
Tập 1: - Giới thiệu các dòng sông nổi tiếng - Giới thiệu 3 dòng sông lớn của Châu Á (Hoàng Hà, Dương Tử, MêKông)
Tập 2: - Xuất phát cuộc hành trình tìm đến thượng nguồn - Thành phố Tây Ninh/ Thủ phủ tỉnh Thanh Hải
Tập 3: - Thông Thiên Hà - Tỉnh Thanh Hải/ đầu nguồn sông Dương Tử
Tập 4: - Cao nguyên Tây Tạng
Tập 5: - LASHA - Thánh đường của đất Phật 

Xem phần 1
* MÊ KÔNG KÝ SỰ 2 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ TRUNG QUỐC) 
Tập 6: Thành phố Xương Đô
Tập 7: Sông Ngang Khúc - Sông Trát Khúc - Sông Lan Thương
Tập 8: Thành phố Côn Minh
Tập 9: Bắc Vân Nam - Đức Khâm
Tập 10: Mai Lý Tuyết Sơn

Xem phần 2
* MÊ KÔNG KÝ SỰ 3 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ TRUNG QUỐC)
Tập 11: - Lan Thương đệ nhất vịnh - Trung điện
Tập 12: - Sông Kim Sa - Thạch Cổ Trấn - Lệ giang
Tập 13: - Châu Đại lý - Hồ Diệp tuyền
Tập 14: - Hồ Nhĩ Hải - Sông Vạn Tỵ
Tập 15: - Lan Thương Giang Đại Kiều - Thành phố cổ Bảo Sơn - Nam Giang - thượng nguồn sông Hồng Hà

Xem phần 3
* MÊ KÔNG KÝ SỰ 4 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ TRUNG QUỐC)
Tập 16: - Vô Lượng Sơn - Làng ven sông Lan Thương - Vân Huyện - Mạn Loan Trấn
Tập 17: - Thành phố Lâm Thương - Thành phố Sông Giang
Tập 18: - Thành phố Lan Thương - Tây Song Bản Nạp
Tập 19: - Thành phố Cảnh Hồng - đô thị của xứ Thái 

Xem phần 4
* MÊ KÔNG KÝ SỰ 5 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ TRUNG QUỐC)
Tập 20: - Con đường trong mây - Mưa tuyết ở Cổng trời cao trên 5000 mét
Tập 21: - Ngọc Thụ - thảo nguyên hoang dã
Tập 22: - Tử Khúc Hà, Trát Khúc Hà - những dòng sông hoa lệ
Tập 23: - Đào Nguyên diễm lệ: Xứ sở đầu nguồn của MêKông - Kịch chiến với chó Ngao Tạng 

Xem phần 5
 * MÊ KÔNG KÝ SỰ 6 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ MYANMAR- LÀO- THÁI LAN)
Tập 24: - Khái quát miền trung lưu huyền bí
Tập 25: - Bang Shan kỳ lạ
Tập 26: - Xa lộ xuyên Tam Giác Vàng
Tập 27: - Bagan vĩ đại và Mandalay cổ kính
Tập 28: - Yangoon kỳ vĩ và Bago thần bí

Xem phần 6
* MÊ KÔNG KÝ SỰ 7 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ MYANMAR- LÀO- THÁI LAN) 
Tập 29: - Sơn Trấn ở Tam Giác Vàng
Tập 30: - Đường rừng Thượng Lào hoang vắng
Tập 31: - Sơn đạo hoang vu - Giang lộ hãi hùng
Tập 32: - Trời mưa ở Tam Giác Vàng

Xem phần 7
* MÊ KÔNG KÝ SỰ 8 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ MYANMAR- LÀO- THÁI LAN)
Tập 33: - Xuôi về Cố đô cổ kính
Tập 34: - Bên bờ Nậm Kha huyền bí
Tập 35: - Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Tập 36: - Lung linh Thạt Luổng 

Xem phần 8
* MÊ KÔNG KÝ SỰ 9 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ MYANMAR- LÀO- THÁI LAN)
Tập 37: - Vườn Phật bên sông
Tập 38: - Đất Thái mênh mông
Tập 39: - Quái vật giữa dòng
Tập 40: - Thà Kheo - Nakhon - Sakon 
Xem phần 9

* MÊ KÔNG KÝ SỰ 10 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ MYANMAR- LÀO- THÁI LAN)
Tập 41: - Xavannakhet - Mục Đa Hản
Tập 42: - Non nước Nam Lào
Tập 43: - Sương núi mơ màng - Mặt hồ lãng đãng
Tập 44: - Đền đá điêu tàn - Thác Khôn kỳ vĩ 

Xem phần 10
* MÊ KÔNG KÝ SỰ 11 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ CAMPUCHIA)
Tập 45: - Lộ trình Phnom penh - Kampong Cham
Tập 46: - Kampong Cham - Núi Nam núi Nữ - Ngôi đền cổ hoang vắng
Tập 47: - Lộ trình Kampong Cham - Kratie
Tập 48: - Kratie- Cuộc săn lùng cá Heo trên sông Mê Kông 

Xem phần 11
*MÊ KÔNG KÝ SỰ 12 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ CAMPUCHIA)
Tập 49: - Con đường khổ ải
Tập 50: - Srepok- Sesan - Hành trình dài trên mặt nước MêKông
Tập 51: - Tonle Sap- những Cố đô huyền thoại
Tập 52: - Kampong Chnang- gặp gỡ với Biển Hồ 

Xem phần 12
* MÊ KÔNG KÝ SỰ 13 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ CAMPUCHIA)
Tập 53: - Pursat- Battambang
Tập 54: - Núi Thuyền buồm và ngôi đền cổ hoang tàn
Tập 55: - SiemReap nên thơ và tráng lệ
Tập 56: - Angkor Wat- ngôi đền vĩ đại

Xem phần 13

*MÊ KÔNG KÝ SỰ 14 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ CAMPUCHIA)
Tập 57: - Bayon bí hiểm và Taprohm huyền bí
Tập 58: - Tái ngộ Biển Hồ - Sông Sen thơ mộng
Tập 59: - Ngã tư Phnom Penh- Niekluong- Sihanouk Ville
Tập 60: - Kinh thành Phnom Penh diễm lệ
Tập 61: - Hoàng cung và những lâu đài Phật giáo
* MÊ KÔNG KÝ SỰ 15 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM)
Trên các miền Tây Bắc, Tây Trung Bộ và Tây Nguyên có khá nhiều các dòng sông của nước ta chảy qua lãnh thổ Lào và Campuchia để dồn nước cho Mê Kông. Chuyển đi xuyên Việt khám phá các chi lưu bí ẩn đó cùng với những niềm sơn cước hẻo lánh trên lộ trình đã bước vào " Mê Kông Ký Sự" như một trong những trường đoạn lung linh huyền ảo nhất của bộ phim.
Tập 62: ĐẮC LAK - XÊRÊPOK MƠ MÀNG
Tập 63: GIA LAI - XÊ XAN HÙNG VĨ
Tập 64: KON TOM - ĐAKBLA THƠ MỘNG
Tập 65: TRUNG BỘ- NHỮNG DÒNG SÔNG KHUẤT NẺO
Tập 66: NẬM RỐN U HUYỀN - PHA ĐIN MÂY PHỦ

Xem phần 15
*MÊ KÔNG KÝ SỰ 16 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM) 
Hai dòng sông Bát Sắc Thượng và Bát Sắc Hạ rời Nông Pênh, song hành tiến thẳng về phía Việt Nam. Trong số các tỉnh biên giới thì AN GIang là tỉnh duy nhất cùng lúc đón nhận cả hai dòng chảy hùng mạnh đó. Mê Kông Ký Sự phần nói về Đồng bằng sông Cửu Long dành 4 tập đầu tiên cho miền biên thuỳ núi sông hùng vĩ này
Tập 67: THÁNH ĐƯỜNG CHÂU GIANG HUYỀN BÍ
Tập 68: CẢM XÚC BIÊN THUỲ
Tập 69: SÔNG NÚI BIÊN CƯƠNG
Tập 70: BA THÊ - DẤU ẤN CỦA THỜI GIAN

Xem phần 16
*MÊ KÔNG KÝ SỰ 17 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM)
 Đồng Tháp là tỉnh biên giới cùng với AN Giang đón dòng nước đầu tiên của Bát Sắc Thượng để trở thành sông Tiền Long An cùng với Đồng Tháp và Tiền Giang sở hữu miền đất trũng mênh mông Đồng Tháp Mười, túi nước lớn nhất của miền Hạ Châu Thổ Mê Kông.
Tập 71: HỒNG NGỰ TÂN HỒNG MÊNH MÔNG DÒNG NƯỚC
Tập 72: CÒ TRẮNG NGÀN NĂM BAY CHẲNG DỨT
Tập 73: HOA HỒNG NHẬT TẢO OANH THIÊN ĐỊA
Tập 74 : RẠCH GẦM XOÀI MÚT LỪNG DANH TRONG LỊCH SỬ
Tập 75: ĐÈN SÀI GÒN NGỌN XANH NGỌN ĐỎ - ĐÈN MỸ THO NGỌN TỎ NGỌN LU

Xem phần 17
 *MÊ KÔNG KÝ SỰ 18 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM) 
Bến Tre tiếp nối Tiền Giang đón dòng nước của sông Tiền và là một tỉnh hoàn toàn cù lao nằm giữa hai nhánh lớn của nó. Bến Tre có tới 4 cửa Mê Kông là Cửa Đại, Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên.
Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, sở hữu một nửa cầu Mỹ Thuận và một nửa cầu Cần Thơ
Tập 76: BẾN TRE RỪNG DỪA XANH THẲM
Tập 77: CÁI MƠN CÂY TRÁI XUM XUÊ
Tập 78: MỸ THUẬN ĐẠI KIỀU KỲ VĨ
Tập 79: BƯỞI NĂM ROI LỪNG DANH THIÊN HẠ

Xem phần 18
 *MÊ KÔNG KÝ SỰ 19 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM)
 Trà Vinh nằm giữa dòng sông Cổ Chiên ( một nhánh của sông Tiền) và sông Hậu, có hai cửa biển Cung Hầu và Định An có tỉ lệ người Khơ Me cao nhất trong các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long,Cần Thơ là đô thị lớn nhất trên bờ sông Hậu và cả Đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là "Tây Đô" phồn thịnh.
Hậu Giang mới tách khỏ tỉnh cũ Cần Thơ, còn nghèo nhưng là một miền đất thơ mộng của những điệu dân ca trữ tình đầy lãng mạn.
Tập 80: TRÀ VINH XỨ SỞ CỦA ĐỀN CHÙA VÀ SÔNG NƯỚC
Tập 81 : CẦN THƠ - BÌNH THUỶ NƯỚC YÊN SÓNG LẶNG
Tập 82 : BẾN NINH KIỀU VANG KHÚC HÁT ĐÊM KHUYA
Tập 83: BẾN SÔNG VÀ "TÌNH ANH BÁN CHIẾU"

Xem phần 19
*MÊ KÔNG KÝ SỰ 20 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM)
Sóc Trăng là tỉnh xa nhất về phía Nam có dòng sông Mê Kông chảy qua, có cư dân Khơ Me đông nhất Đồng bằng sông Cửu Long và là nơi mà một trong 9 cửa Cửu Long đã biến mất một cách bí ẩn.
Lãnh thổ Cà Mau là tác phẩm thiên tài của Mê Kông vĩ đại, là bản hợp ca hùng tráng giữa tạo hoá và con người
Tập 84: CỬU LONG CHỈ CÒN 8 CỬA
Tập 85: CÔNG TỬ BẠC LIÊU
Tập 86: MỘT THÀNH "VENISE" CỦA MIỀN TÂY NAM BỘ
Tập 87: HOÀNG HÔN ĐẤT MŨI
Tập 88: NGÔI NHÀ CỦA "BÁC BA PHI

Xem phần 20
*MÊ KÔNG KÝ SỰ 21 (PHẦN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM)
Kiên Giang nằm trên vịnh Thái Lan với vô số các dòng kênh nhận nước của Mê Kông rồi đổ ra biển. Là tỉnh duy nhất vừa có bờ biển vừa có biên giới với Campuchia, là nơi có phong cảnh sơn thuỷ tuyệt vời như một bức tranh thơ diễm lệ
Sài Gòn là đô thành hoa lệ, đô hội nhất trong vùng thuỷ vực của Mê Kông.
Tập 89: ĐÔ THỊ MƠ MÀNG TRÊN BỜ VỊNH THÁI LAN
Tập 90: HÀ TIÊN THẬP CẢNH, NON XANH NƯỚC BIẾC
Tập 91: ĐÔ THỊ LỚN NHẤT TRÊN BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG
Tập 92 : "NHƯ MỘT GIẤC MƠ"
Xem phần cuối
******************
BỔ SUNG
Sau đây là trích đoạn trên YouTube của "Mékong kí sự" những phần trên lãnh thổ VN (An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng,...), có tên là "VN Mékong" từ 1 đến 20.
Xem "VN Mékong 1/20", bấm vô chữ "YouTube" ở góc phải phía dưới màn ảnh ==> chuyển qua trang YouTube để xem màn ảnh lớn hơn và sẽ thấy "VN Mékong 2/20""VN Mékong 3/20",...


***********************
"Mê Kông ký sự" thắng đậm
Tối qua, 31/10, BTC Liên hoan Ảnh, Phim tài liệu, Phóng sự về đất nước con người trong cộng đồng ASEAN đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cho các tác giả có những tác phẩm xuất sắc.
(TT&VH) - Tối qua, 31/10, BTC Liên hoan Ảnh, Phim tài liệu, Phóng sự về đất nước con người trong cộng đồng ASEAN đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cho các tác giả có những tác phẩm xuất sắc.

Sau 5 tháng phát động (từ 17/5/2010), BTC nhận được 600 tác phẩm ảnh và bộ ảnh, gần 70 tác phẩm phim tài liệu và phóng sự gồm hơn 100 tập phim gửi tham dự cuộc thi của các tác giả là các nhà nhiếp ảnh, phóng viên cơ quan báo chí, các nhà làm phim... của các nước thành viên ASEAN. 

Phim Mê Kông ký sự
Qua hai vòng chấm (sơ khảo và chung khảo) kết quả đã có 22 tác phẩm phim tài liệu và phóng sự; 14 tác phẩm ảnh được lựa chọn được trao giải. Trong 3 giải Nhất được trao, “chiến thắng ngoạn mục” thuộc về bộ phim tài liệu được cho là dài nhất từ trước đến nay: Mê Kông ký sự (gồm 12 tập x 20 phút/tập) cùng nhóm tác giả của Hãng phim Truyền hình TP.HCM (TFS).

Mê Kông ký sự (Kịch bản: Trần Đức Tuấn, Biên tập Nguyễn Hồ, Lời bình: Trần Đức Tuấn - Hữu Bảo, Quay phim: Dư Hoàng, Ngọc Hùng, Đức Long, Huỳnh Lâm, Việt Phước) là bộ phim tài liệu chỉ dành riêng để nói về dòng chảy của Mê Kông - một “đại trường giang” của châu Á. Điều đặc biệt là, khi thực hiện bộ phim, đoàn làm phim chỉ mong muốn được giới thiệu dòng chảy của Mê Kông hoàn toàn không chứa đựng những phát hiện, những phân tích sâu sắc, những lý giải khoa học mà đơn thuần chỉ là những thông tin, những ghi chép tản mạn về những chuyến đi, những cố gắng tiếp cận, với hy vọng cung cấp đôi điều hạn hẹp từ trong cái mênh mông ngàn đời đầy bí ẩn của dòng sông hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến một phần quan trọng của đất nước và đến diện mạo của xã hội Việt Nam. 

Ngoài những lý do trên, Mê Kông ký sự xứng đáng được trao giải bởi theo đánh giá của BTC, đây là tác phẩm có chất lượng nghệ thuật tốt, nội dung có hàm lượng thông tin lớn, phong cách thể hiện đa dạng thông qua những tìm tòi, sáng tạo của nhóm những người thực hiện bộ phim, bám sát thể lệ của Liên hoan. 

Ngoài Mê Kông ký sự, tác phẩm Trăng 14 của Hãng phim Truyền hình TP.HCM cũng được trao giải Nhì cho thể loại Phim tài liệu và Phóng sự tại liên hoan lần này. 

Liên hoan lần này khép lại nhưng sẽ mở ra cho một hoạt động văn hóa thường niên trong cộng đồng ASEAN. Đây cũng là cơ sở cho việc tổ chức những Liên hoan tiếp theo trong những năm tới.

Khôi Nguyên
PhNga sưu tầm
=========================
Ngày 23/4/2012
Mấy cái links trên Buddy "đai" hết rồi thì phải? (vì họ đã xóa rồi?)


Còn mấy cái linhs sau vẫn "còn sống" nè:







Tìm hiểu dòng sông Mê kông (Mê kông kí sự ngày 23/ 11/ 2007) Tìm hiểu dòng song mékong http://clip.vn/watch/Tim-hieu-dong-song-Me-kong-Me-kong-ki-su-ngay-23-11-2007,0Lw?fm=rel-c

6 nhận xét:

  1. Không biết mấy chỗ khác thì sao, chứ chỗ của PhNga thì muốn xem phim này phải xem trong thời gian từ khuya (4-5g sáng) đến trưa. Ngoài thời gian đó ra thì không xem được vì đường truyền không thông.

    Trả lờiXóa
  2. rat' hay. minh` se co' gang xem. thanks ban nhiu`!!!!!

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn bạn đã lên tiếng để PhNga biết là những cố gắng và sự chia sẻ của mình là không vô ích.

    Còn sau đây là trích đoạn trên YouTube của "Mékong kí sự" những phần trên lãnh thổ VN (An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng,...), có tên là "VN MÉKONG" từ 1 đến 20.
    Đưa cái link dưới đây vô trình duyệt web để xem "VN MÉKONG 1/20", sau đó xem tiếp "VN MÉKONG 2/20",...

    http://www.youtube.com/watch?v=JkGOtdqIjac

    Trả lờiXóa
  4. Hổm rày hệ thống đang nâng cấp hay sao đó nên không xem được phim! Nếu cứ vậy hoài thì tiếc lắm a!

    Trả lờiXóa
  5. PhNga mừng ghê! Hổm rày PhNga cứ sợ người ta sẽ xóa phim này trên mạng!
    PhNga đã tìm lại được những tập phim này sau khi website BUDDY... nâng cấp, tìm được cả mấy phần còn khuyết (phần 3,9,14), như vậy là chỉ còn phần 21 là chưa có.
    PhNga đã cập nhật rồi. Ta bấm vào đó để xem phim.



    "MÊ KÔNG KÝ SỰ" THẮNG ĐẬM
    PhNga được biết, Vào tối 31/10/2010, BTC Liên hoan Ảnh, Phim tài liệu, Phóng sự về đất nước con người trong cộng đồng ASEAN đã trao giải nhất cho phim tài liệu Mê Kông ký sự (có 3 giải nhất). Thật xứng đáng! Hoan hô!

    Trả lờiXóa
  6. PhNga tìm được đầy đủ 21 phần rồi! Ôi, trên cả tuyệt vời!
    Cầu trời cho người ta đừng xóa nó trên mạng để mình và những ai thích còn xem dược dài dài.

    Trả lờiXóa